Chiều 17.4 đã diễn ra buổi bế mạc chương trình Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2016 với nhiều điểm mới hấp dẫn trong ngành du lịch và mở ra nhiều hy vọng cho ngành công nghiệp không khói này.

Ngành du lịch tập trung phát triển mạnh du lịch biển đảo

Thu Anh | 18/04/2016, 15:18

Chiều 17.4 đã diễn ra buổi bế mạc chương trình Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2016 với nhiều điểm mới hấp dẫn trong ngành du lịch và mở ra nhiều hy vọng cho ngành công nghiệp không khói này.

Ngay sau buổi bế mạc, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có buổi trao đổi cùng ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam xoay quanh những thành công của VITM năm nay.

- Ông đánh giá như thế nào về Hội chợ Du lịch quốc tế năm nay, và đâu là điểm mới của hội chợ, thưa ông?

- Ông Nguyễn Hữu Thọ: VITM là hội chợ lớn trong ngành du lịch củanướcta và tôi cho rằng chúng ta đang có những bước đi đúng đắn trong ngành. Vì vậy, VITM năm nay thu hút rất đông lượng người mua, người bán cũng như du khách tham dự.

Điểm mới của hội chợ năm nay tập trung vào du lịch biển đảo. Với hơn3.200km đường bờ biển thì điểm nhấn của Việt Nam vẫn là du lịch biển đảo; qua đó, du khách trong và ngoài nước sẽ trải nghiệm những nét văn hóa, lịch sử để hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Riêng hội chợ VITM còn có thêm nhiệm vụ kích cầu du lịch nội địa, thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, đặc biệt là những thị trường mới như Nga, Nhật Bản… và sắp tới chúng ta sẽ thu hút khách Ấn Độ cùng các thị trường khác ngoài các thị trường trọng điểm mà chúng ta đã xác định.

Tôi tin rằng với khẩu hiệu hết sức hấp dẫn: “Việt Nam - thiên đường du lịch biển đảo” sẽ thu hút đông đảo bạn bè trong và ngoài nước đến trải nghiệm tại Việt Nam.

- Thưa ông, qua hội chợ này chúng ta đã gặt hái được những thành công gì?

- Với quy mô 502 gian hàng của 734 doanh nghiệp từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, hội chợ năm nay đã thu hút 2.500 lượt các doanh nghiệp đến làm việc và khoảng 58.000 lượt người đến tham quan và mua sản phẩm du lịch. Các doanh nghiệp hàng không và lữ hành đã trực tiếp bán ra khoảng 30.000 vé máy bay, 15.081 tour, doanh thu đạt khoảng 202 tỉđồng.

Lần đầu tiên tại hội chợ, hệ thống VITM online đã được đưa vào hoạt động với sự tham gia của 25 công ty lữ hành. Qua 4 ngày hội chợ đã có khoảng 93.860 lượt truy cập tham quan, tìm kiếm sản phẩm, 9.200 lượt download và cài phần mềm ứng dụng trên điện thoại.

Đồng thời, Việt Nam cũng cần xác định rõ TPP là khối lớn không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn rất lớn trong ngành du lịch. 75% khách đến Việt Nam chủ yếu nằm trong thị trường TPP, vì vậy khối ASEAN cũng như khối TPP là hết sức quan trọng đối với Việt Nam, không riêng gì du lịch.

- Là Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, ông có gửi gắm điều gì đến những người làm du lịch cũng như khách du lịchđể ngành du lịch Việt Nam ngày một phát triển và được đông đảo bạn bè biết đến?

- Trước mắt,4 chiến lược của ngành du lịch phải được thực hiện một cách hết sức quyết liệt, cụ thể và hiệu quả.

Thứ nhất là về an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; trong đó vấn đề xử lýrác, giữ gìn vệ sinh môi trường là hết sức quan trọng. Trong hội chợ VITM 2016, chúng tôi đã phát động chiến dịch ứng xử văn minh của du khách Việt trong khi đi du lịch nước ngoài cũng như đối xử với du khách nước ngoài đến Việt Nam nhằm góp phần cải thiện hình ảnh du khách Việt văn minh lịch sự, nâng cao chất lượng du lịch.

Thứ hai, về chiến lược sản phẩm. Chúng ta đã xác định được những tiềm năng của du lịch Việt Nam: du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; thông qua đó giúp du khách trải nghiệm văn hóa, lịch sử hết sức phong phú, giàu có của Việt Nam về tiềm năng du lịch.

Thứ ba, công tác quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng như các sản phẩm du lịch Việt Nam cũng hết sức quan trọng để bạn bè trong khu vực, quốc tế biến đến những sản phẩm đang có và sẽ có củachúng ta. Từ đó, Việt Nam sẽ ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Cuối cùng, để đáp ứng được 3 chiến lược trên và thu hút đông đảo khách du lịch thì nguồn nhân lực phải thật sự được chú trọng. Nguồn nhân lực của ngành du lịch phải nhanh chóng được đào tạo với 3 kỹnăng quan trọng: thái độ (vui vẻ, mến khách, lịch sự), kỹnăng phục vụ nghề nghiệp trong du lịch phải được nâng lên ngang tầm với ASEAN; và không thể thiếu được ngoại ngữ (trước hết là tiếng Anh) để tiếp xúc tốt hơn với khách nước ngoài, với văn hóa nhân loại để nâng tầm ngành du lịch Việt Nam.

-Thưa ông, với sự thành công của VITM 2016 thì ông mong muốn gì ở VITM năm sau?

- Với sự thành công của VITM 2016 và tới đây là Hội chợ du lịch biển đảo tại Đà Nẵng, tôi mong rằng các đơn vị doanh nghiệp hãy hết sức tích cực tham gia, hỗ trợ, tung ra nhiều sản phẩm mới để thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước.

- Xin cảm ơn ông.

Thu Anh (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành du lịch tập trung phát triển mạnh du lịch biển đảo