Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học năm 2015 - 2016 và triển khai năm học 2016 - 2017 ngày 5.8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng giáo dục phổ thông chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh, dẫn đến tình trạng liên tục có bạo lực học đường.

Ngành giáo dục chưa coi trọng đúng mức việc giáo dục nhân cách

Haiyen | 05/08/2016, 19:05

Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học năm 2015 - 2016 và triển khai năm học 2016 - 2017 ngày 5.8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng giáo dục phổ thông chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh, dẫn đến tình trạng liên tục có bạo lực học đường.

Giáo dục tri thức phải đi kèm giáo dục nhân cách

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng ghi nhận những thành tựu của ngành giáo dục trong quá trình 30 năm đổi mới. Từ một nước nghèo kém phát triển, Việt Nam trở thành nước đang phát triển. Trí tuệ người Việt được đánh giá cao qua nhiều cuộc thi quốc tế.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng nêu những bất cập của giáo dục hiện tại. Trong đó, bậc phổ thông chưa coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống; các hiện tượng bạo lực học đường hoặctội phạm vị thành niên là ví dụ. "Phải làm sao để các em biết kính trên nhường dưới; sống trong tập thể và có trách nhiệm; yêu nước, yêu lịch sử, truyền thống dân tộc. Trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh của học sinh phổ thông là rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh chúng ta ngày càng hội nhập sâu. Đặc biệt là học sinh của chúng ta còn thiếu kỹ năng sống dẫn đến nhiều trẻ đuối nước hoặc bị tai nạn thương tích.Khắc phục quá tải đối với học sinh phổ thông còn rất chậm. Nhiều nội dung học không có giá trị thực tiễn cho cuộc sống sau này của đa số học sinh, trong khi đó kiến thức toàn diện về vănthểmỹ còn rất thiếu. Chúng ta giáo dục tri thức phải đi kèm cả giáo dục nhân cách và kỹ năng sống" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp củaBộ Giáo dục và Đào tạo

Phải giảm tải nhanh giáo dục phổ thông đáp ứng thị trường lao động

Về giáo dục phổ thông, theo Thủ tướng,đây là nền tảng của giáo dục nói chung, hình thành nhân cách công dân Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chương trình phải bảo đảm hình thành nhân cách, văn hóa của một công dân trẻ với tính hiện đại, hội nhập; phải giảm tải nhanh cho các cháu, không quá nặng về khối lượng, không quá thiên về kiến thức chuyên môn mà cần phát triển một cách toàn diện văn thể mỹ.

Cần dạy cho học sinh biết yêu lịch sử, truyền thống dựng nước và bảo vệ đất nước của cha ông, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Biết kính trênnhường dưới, tôn trọng người già, biết sống có trách nhiệm trong tập thể, trong xã hội. “Bây giờ nhiều học sinh không thuộc, không nhớ chút nào về lịch sử dân tộc. Chúng ta phải tìm nguyên nhân, có giải pháp tốt hơn đối với môn lịch sử”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, phải bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động. “Tôi hoan nghênh việc Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với VCCI vào ngày mai để gắn kết giữa giáo dục và thị trường lao động. Đừng để tình trạng “ngứa trên đầu lại gãi dưới chân”, Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng khẳng định chấn hưng giáo dục, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến của dân tộc, bồi đắp nguyên khí quốc gia là sự nghiệp nặng nề nhưng hết sức vĩ đại, vẻ vang của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Sự nghiệp này đòi hỏi sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị; sự năng động, sáng tạo và trách nhiệm cao của nhà trường; sự chung tay, góp công, góp sức của cộng đồng, xã hội, đặc biệt là của các gia đình - các bậc phụ huynh.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành giáo dục chưa coi trọng đúng mức việc giáo dục nhân cách