Việt Nam đang có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh bởi tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi, đạt xấp xỉ 173 tỉ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng là thách thức không nhỏ…

Ngành hàng tiêu dùng nhanh liệu có “chậm”?

Một Thế Giới | 19/12/2015, 07:20

Việt Nam đang có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh bởi tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi, đạt xấp xỉ 173 tỉ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng là thách thức không nhỏ…

Nhiều tiềm năng, lắm thách thức

Thông tin này được đưa ra trong hội thảoNâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường nội địa ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam” do Bộ Công thương tổ chức sáng 18.12 tại Hà Nội.

Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương), tổng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng ở Việt Nam dự tính sẽ tăng lên đến 140 tỉ USD vào năm 2016. Trong đó, tốc độ tăng trưởng chi tiêu thực của người tiêu dùng trong giai đoạn 2011 – 2016 trong bán lẻ là 3%, hàng tiêu dùng là 6%, ngành thực phẩm và đồ uống khác là 3%...

Bên cạnh đó, Việt Nam đang có nhiều lợi thế, tiềm năng đề phát triển ngành hàng này bởi tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi, đạt xấp xỉ 173 tỉ USD vào năm 2020. Cơ cấu dân số Việt Nam nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới với 56% dân số dưới 30 tuổi.

"Điều đó sẽ giúp thị trường sản phẩm tiêu dùng nhanh tại Việt Nam tăng nhanh, đạt trung bình khoảng 20%/năm, vượt qua những thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ…", ông Dũng cho hay.

Đồng tình với nhận định này, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, nhóm hàng tiêu dùng nhanh có mức tăng trưởng trung bình hàng năm khá nhanh trong các năm gần đây.

Theo bà Nga, nhóm hàng này đóng vai trò lớn trong đời sống người dân, do được tiêu dùng hàng ngày, tần suất sử dụng cao, nhu cầu lớn. Mặt hàng này cũng được lưu thông đa dạng thông qua hệ thống bán lẻ như cửa hàng, siêu thị và các chợ…

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều thách thức mà ngành hàng tiêu dùng nhanh đang và sắp phải đối mặt. Đó là việc ngành này tuy vẫn có sự tăng trưởng nhưng chủ yếu đến từ việc tăng giá thay vì gia tăng về số lượng. Tình hình tiêu thụ còn khó khăn do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam đang đứng trước nhiều cạnh tranh lớn từ các nước khác khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, thuế về 0%.

Theo các chuyên gia, một hạn chế nữa của ngành hàng này là ở trong hoạt động phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp còn quá chú trọng đến phát triển thị trường khu vực thành thị, chưa phát triển thị trường khu vực nông thôn. Trong khi đó, nông thôn Việt Nam chiếm 68% thị trường 90 triệu dân nhưng hiện nay chỉ có 54% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh đến từ nông thôn.

Cần sự chung tay của nhiều bên

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, để tìm lời giải cho những “nút thắt” của ngành hàng tiêu dùng nhanh thì các doanh nghiệp phải cùng nhau tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn ngành.

“Phải tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư, sử dụng nguồn hàng của nhau, tự nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực chế biến, năng lực tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu”, ông Doanh nói.

Bên cạnh đó, theo ông Doanh, các doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt tình hình nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để có dòng sản phẩm cạnh tranh. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư phát triển sản phẩm ở khu vực nông thôn và xây dựng các kênh phân phối phù hợp.

Ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam kiến nghị rằng, cơ quan Nhà nước cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các doanh nghiệp.

Theo ông Đức, các cơ quan quản lý thị trường, thuế, hải quan... cần tăng cường trong việc chống làm hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, gian lận thương mại. Điều này là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình.

Đại diện các doanh nghiệp cũng chia sẻ kinh nghiệm rằng, cần đầu tư công nghệ cao, minh bạch sản phẩm, cung cấp sản phẩm sạch cho thị trường… thì sẽ tạo được cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm ngoại.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho hay, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và hàng rào kỹ thuật thương mại, cải cách thủ tục hành chính, mở rộng các điểm bán hàng... Đồng thời, Bộ Công thương cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp để tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy hết năng lực, cùng chung sức xây dựng cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh và có sức cạnh tranh mạnh mẽ.

Hoàng Long

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành hàng tiêu dùng nhanh liệu có “chậm”?