Sáng 18.7, tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Sắn Việt Nam (VN) đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành khu vực Tây Nguyên nhằm đánh giá thực trạng của ngành sắn Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp, định hướng trong thời gian tới. 

Ngành sắn góp phần giải quyết việc làm cho 1,2 triệu lao động

18/07/2014, 18:47

Sáng 18.7, tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Hiệp hội Sắn Việt Nam (VN) đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành khu vực Tây Nguyên nhằm đánh giá thực trạng của ngành sắn Việt Nam trong thời kỳ hiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp, định hướng trong thời gian tới. 

Chủ tịch hiệp hội Sắn Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ, chủ trì hội nghị, cùng tham gia còn có lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Những năm gần đây, cây sắn ở Việt Nam từ loại cây lương thực phụ đã trở thành cây công nghiệp quan trọng, với diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhanh.
Sắn được trồng nhiều ở vùng Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung (147,9 ngàn ha), Tây Nguyên (149,5 ngàn ha) và Đông Nam bộ 96 ngàn ha: với tổng diện tích trồng sắn của cả nước đạt 560.000 ha, sản lượng củ sắn tươi đạt khoảng 9,5 triệu tấn/năm.
Sản lượng tinh bột sắn mỗi năm từ 1,6-2 triệu tấn, sản lượng sắn xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan, trong đó có 80% sản lượng sắn xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia… còn lại 20% được tiêu thụ trong nước; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD/năm.
Hằng năm, ngành sắn Việt Nam đã góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định cho trên 50.000 lao động công nghiệp tại các nhà máy chế biến sắn và trên 1,2 triệu lao động là người trồng sắn.
Từ đó, cây sắn được đánh giá là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương trong cả nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn quốc gia.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, tại hội nghị, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, vướng mắc của ngành.
Hiện nay, hầu hết công nghệ thiết bị chế biến tinh bột sắn tại các nhà máy trong cả nước đều đã cũ, lạc hậu, trong khi tốc độ cải tiến chậm, dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra chưa đồng đều, một số chưa đủ tiêu chuẩn để thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU...
Việc quy hoạch vùng nguyên liệu sắn còn chồng chéo, chưa thống nhất, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh mua tranh bán tại nhiều vùng trồng; hiện nay mới chỉ phát triển nguyên liệu thiên về mở rộng diện tích chứ chưa quan tâm vào thâm canh, chuyển giao giống có năng suất, chất lượng cao để nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp…
Trước thực tế trên, các đại biểu cũng đã nêu ý kiến đề xuất: Tích cực đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam, giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào thương mại, kỹ thuật đối với hàng nông sản Việt Nam trong quá trình đàm phán tại các hiệp định tự do thương mại; có chính sách về vốn, tài chính ưu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sản xuất tinh bột sắn trong việc đầu tư vùng nguyên liệu, hệ thống xử lý môi trường và tạm trữ hàng tồn kho.
Sau khi đề nghị Chính phủ đưa cây sắn thành chương trình quốc gia; Bộ NN-PTNT cần quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến của các nhà máy để tránh cạnh tranh thu mua nguyên liệu giữa các nhà máy trong vùng, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng giống sắn có năng suất phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau trên cả nước…
Lê Quốc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành sắn góp phần giải quyết việc làm cho 1,2 triệu lao động