Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mà Thủ tướng phê duyệt ngày 16.7, Việt Nam sẽ phấn đấu đến năm 2020 sản xuất lắp ráp xe trong nước chiếm 67%, đến 2025 chiếm 70% và 2035 chiếm 78%. 

2020: Ôtô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ chiếm 67%

18/07/2014, 13:00

Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 mà Thủ tướng phê duyệt ngày 16.7, Việt Nam sẽ phấn đấu đến năm 2020 sản xuất lắp ráp xe trong nước chiếm 67%, đến 2025 chiếm 70% và 2035 chiếm 78%. 

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ôtô thế giới.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ ưu tiên các nhóm sản phẩm gồm: xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên; xe chở người đến 9 chỗ; xe chuyên dụng và công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, phấn đấu năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc. Tỉ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa.
Bên cạnh đó, chiến lược cũng đề ra mục tiêu đến năm 2020, tổng lượng xe sản xuất trong nước đạt 227.500 chiếc, đến 2025 là 466.400 chiếc và năm 2035 là 1.531.400 chiếc. Như vậy, đến năm 2020 xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ chiếm 67%, đến 2025 chiếm 70% và 2035 chiếm 78%.
Tỉ lệ nội địa hóa đưa ra đến 2020 sẽ đạt 30-40% đối với xe đến 9 chỗ và đạt 35-45% đối với xe từ 10 chỗ trở lên. Chiến lược cũng đề ra mục tiêu xuất khẩu được 20.000 chiếc xe vào năm 2020 và 37.000 chiếc vào năm 2025. Con số này sẽ đạt mức 90.000 chiếc vào năm 2035.
Đối với công nghiệp hỗ trợ, sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ô tô lớn để lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Giai đoạn 2026 - 2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về link kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
Để đạt được các mục tiêu trên, chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...).
Đồng thời, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hoá...
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2020: Ôtô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ chiếm 67%