Chỉ ra nguyên nhân khiến Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh hiện nay, TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Chiến lược của TKV cho biết sai lầm của TKV là từ trước đến nay luôn sản xuất ra loại than mình có, chứ không phải sản xuất ra loại than thị trường cần.

Ngành than gặp khó, lỗi chính do đâu?

tuyetnhung | 27/10/2016, 09:02

Chỉ ra nguyên nhân khiến Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh hiện nay, TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Chiến lược của TKV cho biết sai lầm của TKV là từ trước đến nay luôn sản xuất ra loại than mình có, chứ không phải sản xuất ra loại than thị trường cần.

Nhu cầu tiêu dùng chậm lại, than nhập khẩu chiếm 1/4 thị trường Việt Nam, đồng thời việc tăng thuế tài nguyên trong nước... khiến cho ngành than gặp nhiều khó khăn thời gian qua. Trước thực trạng này, TKV đã nhiều lần phải lên tiếng xin giảm thuế phí để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách cũng như nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đang đối mặt vớinhiều khó khăn thì đề xuất của TKV đã gặp phảinhiềuý kiến trái chiều.

Theo đó, để có góc nhìn đa chiều về vấn đề này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Chiến lược của TKV

- Thưa ông, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa qua đã xin giảm thuế tài nguyên để tăng sản lượng và tăng khả năng cạnh tranh. Là chuyên gia trong ngành, ông có nhận định gì về việc này?

- TS Nguyễn Thành Sơn: Chuyện TKV xin giảm thuế để tăng hoạt động sản xuất cũng là điều dĩ nhiên trong bối cảnh doanh nghiệp nàyđang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc tăng giảm thuế phí cho TKV cũng không giúp gì nhiều cho doanh nghiệp trong việc tăng khả năng cạnh tranh. Vì để cải thiện được điều này, TKV phải tái cơ cấu một giá trị cốt lõi khác là chất lượng than.

- TKV lý giải việc xin giảm thuế chỉ là xin Chính phủ hỗ trợ tạm thời trong điều kiện thị trường tiêu thụ chậm, tồn kho quá cao, hoạt động yếu kém. Theo ông, điều này có hợp lý, và làm thế nào để TKV tháo gỡ được những khó khăn?

- Khó khăn của TKV đúng là có. Nhưng vấn đề tại sao dẫn đến những khó khăn này thì phải có biện pháp xử lý. Sai lầm của TKV là từ trước đến nay luôn sản xuất ra loại than mình có, chứ không phải sản xuất ra loại than thị trường cần. Loại than mà TKV tồn kho là loại than mà thị trường không cần. Quy luật thị trường thì hiển nhiên. Đây là bài học nhãn tiền, không có quốc gia nào trên thế giới khai thác kiểu đấy cả.

Ở Việt Nam, hiện nay số lượng loại khách hàng lớn tiêu thụ than cũngchỉ từ 5-7 khách hàng thôi. Ví dụ như nhiệt điện, xi măng, hóa chất sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng... Đây là những đơn vị có nhu cầu dùng than giống nhau. Vì vậy, chỉ có khoảng 5-7 loại than mà các đơn vị này cần thôi nhưng TKV hiện nay sản xuất tới hàng trăm loại than. Vấn đề ở đây chính là do lỗi quản lý nhà nước, mà cụ thể là Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Công Thương đã ban hành quá nhiều tiêu chuẩn, gồmtiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở về than. Đây chính là nguyên nhân khiến TKV sản xuất ra quá nhiều loại than.

- Được biết, đây không phải là lần đầu tiên TKV xin giảm thuế phí để tháo gỡ khó khăn. Trước đây doanh nghiệp này cũng đã xin giảm thuế xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh. Phải chăng những lời kêu cứu của TKV đang là dấu hiệu cảnh báo cho ngành than trong nước thời gian tới?

- Đúng vậy. Tôi lấy ví dụ với thị trường điện thì nhiên liệu thanlà đầu vào của ngành điện, TKV đãcung cấp 70-80% than cho phát điện. Ngành điện hiện nay đã bắt đầu phát triển, vận hành theo thị trường, có cạnh tranh về phát điện. Giá bán điện đã được thị trường hóa cho nên đầu vào nhiên liệu là than lẽ ra phải được thị trường hóa từ lâu rồi, bây giờ mới thị trường hóa thì đã quá muộn. TKV phải ý thức được điều này

Thị trường giá điện đầu ra đã bắt đầu cạnh tranh, không có lý nào nhiên liệu đưa vào lại bao cấp cả. Ngành điện đã đi 1 bước rồi thì tối thiểu TKV cũng phải theo kịp. Đây là tư duy trong quản trị doanh nghiệp thời bao cấp được áp dụng vào thời điểm hiện nay là không phù hợp. Theo đó, tư duy này cũng đang là một trong nhữngrủi ro đối với ngành than trong nước thời gian tới. Cần phải có sự điều chỉnh và xem xét lại.

- Vớinhững khó khăn của TKV, ông có đề xuất gì trong vấn đề tái cơ cấu của doanh nghiệp này thời gian tới?

- TKV phải thực sự tái cơ cấu chất lượng than. Thị trường than thế giới rất mở, giá CIF than nhập khẩu vào Việt Nam còn thấp hơn giá FOB của TKV bán ra. Quy về cùng một loại nhiệt năng thì khả năng cạnh tranh của TKV là không còn nữa.

Bây giờ, TKV phải ý thức được rằng không phải khai thác là chủ đạo mà phải chuyển sang kinh doanh than. Trước đây, TKV chỉ khai thác than và bán cho các nhà máy điện thì bây giờ đi mua than từ bên ngoài về và bán cho các nhà máy điện, hoặc tham gia đấu thầu các gói cung cấp than cho điện.

Đó mới thực sự là hướng đi vừa ổn định và lâu dài cho TKV, chứ đừng dựa vào khai thác than trong nước nữa vì điều kiện mỏ địa chất, điều kiện mỏ kỹ thuật của nước ta rất xấu và rất thấp so với các nước nênchi phí khai thác sẽ rất cao, kể cả khai thác lộ thiên hay khai tháchầm lò, giá khai thác than của Việt Nam cũng thường là cao hơn thế giới, ở mức 60-65 USD/tấn. Với giá này thì trên thế giới đã đóng cửa mỏ từ lâu rồi.

- Xin cảm ơn ông!

Tuyết Nhung (thực hiện)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành than gặp khó, lỗi chính do đâu?