Dù dịch COVID-19 cản trở hoạt động xây dựng và kinh doanh nhà đất, việc giới nhà giàu và trung lưu Đông Nam Á vẫn mua nhà đã góp phần phục hồi nền kinh tế khu vực.

Ngành xây dựng Nhật Bản nhìn thấy tiềm năng ở thị trường Đông Nam Á

Bảo Vĩnh | 26/10/2022, 18:25

Dù dịch COVID-19 cản trở hoạt động xây dựng và kinh doanh nhà đất, việc giới nhà giàu và trung lưu Đông Nam Á vẫn mua nhà đã góp phần phục hồi nền kinh tế khu vực.

japan-real-estate-yomiuri-shimbun.jpg
Một khu nhà ở đang được xây ở ngoại ô Bangkok - Ảnh: Yomiuri Shimbun

Các công ty xây dựng Nhật Bản đang tung hết nỗ lực để tận dụng cơ hội này, theo báo Nhật Yomiuri Shimbun ngày 26.10. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với những thách thức như giá vật liệu xây dựng tăng cao và tình trạng thiếu nhân lực lao động ở một số quốc gia Đông Nam Á.

Thị trường tiềm năng

Công ty Nhật Kanden Realty and Development cùng một đối tác Thái Lan đang xây một khu chung cư cao cấp 115 căn ở vùng ngoại ô Bangkok, với hy vọng sẽ thu hút được nhà giàu Thái Lan. Công trình này từng bị tạm ngưng hồi hè năm 2021 do dịch COVID-19, nhưng nay nối lại hoạt động nhằm khánh thành vào đầu năm 2023.

Kensaku Tanabe là đại diện của Kanden ở Bangkok, nói: “Đã có một lúc không rõ được tương lai của công trình này, nhưng vì thị trường nhà đất Thái Lan đã phục hồi, chúng tôi đang tăng tốc xây dựng”.  

Hồi tháng 7, công ty Nhật Mitsui Fudosan cũng tuyên bố ý định mở 4 chung cư có phục vụ ở Thái Lan. Họ nói thời điểm công bố kế hoạch phản ánh việc chính phủ Thái Lan tiếp tục nới lỏng các hạn chế nhập cảnh đối với du khách nước ngoài.

Theo Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 2021 là 11.371 USD, cao gấp ba lần so với 20 năm trước. Còn GDP bình quân đầu người ở Thái Lan trong năm ngoái là 7.233 USD, tăng gấp bốn lần so với 20 năm trước. Các số liệu này thậm chí sẽ còn cao hơn nếu các dữ liệu thu được chỉ lấy từ các thành phố lớn.

Nói chung, khi GDP bình quân đầu người vượt quá 3.000 USD, thì một quốc gia sẽ được ghi nhận là một xã hội tiêu dùng chính thức đầy đủ. Trong bối cảnh này, nhu cầu với các dự án nhà đất ở Đông Nam Á có tiềm năng khá cao.

Dù nhiều nước trong khu vực này hạn chế người nước ngoài mua nhà đất ở nước họ, nhưng các nhà quan sát nói quy định tương đối “thoáng” đối với các khu chung cư cao cấp cùng các bất động sản khác tại các khu đô thị, do chính quyền các nước nỗ lực thu hút nguồn đầu tư của nước ngoài.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người Trung Quốc và người nước ngoài khác đã mua nhà đất ở khu vực Đông Nam Á, nhưng xu hướng này đã dần chậm lại, phần nào do  Trung Quốc vẫn duy trì các quy định hạn chế đi lại để chống dịch. Tuy nhiên, hiện tại thị trường nhà đất ở Đông Nam Á đang sôi động nhờ sức mua của người dân địa phương.

Hai công ty Nhật Nomura Real Estate Development và Isetan Mitsukoshi Holdings Ltd đang phát triển một khu phức hợp dân cư ở vùng đô thị Manila (Philippines). Khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp này được thiết kế theo ý tưởng của người Nhật, và đã bán được cho nhiều người giàu ở Philippines.

Một người có quan hệ thân cận với một công ty lớn của Nhật, nói với báo Yomiuri Shimbun: “Một số nhà giàu ở Đông Nam Á sở hữu hai nhà. Một căn ở trung tâm thành phố và một căn khác ở các vùng ngoại ô. Thị trường này rất ổn”.

Các thách thức trước mắt

Những thử thách mới cũng nổi lên đối với các nhà thầu xây dựng. Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã gây ra tình trạng lạm phát trên toàn cầu và khiến giá vật liệu xây dựng tăng cao. Ngoài ra, công ty nhận thầu còn phải tăng lương cho thợ xây địa phương. Tất cả những tốn kém này sẽ được tính vào giá bán.

Theo tờ báo Nhật, thị trường nhà đất ở một số nước Đông Nam Á đã cho thấy những dấu hiệu phát triển nóng, điều có thể khiến giá nhà đất tăng cao hơn nữa. Tình trạng thiếu nhân lực lao động cũng là một thách thức lớn.

Ví dụ tại Thái Lan và Malaysia, nhiều nhân công nước ngoài đã tạm trở về nước trong thời gian xảy ra dịch COVID-19. Nhưng quá trình quay lại để lao động sẽ mất nhiều thời gian, điều khiến tình trạng thiếu thợ xây càng thêm nghiêm trọng.

Một lãnh đạo của công ty xây dựng Nhật ở Thái Lan nói: “Nếu tình trạng thiếu công nhân trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây sự chậm trễ cho các kế hoạch của chúng tôi. Chúng tôi đang phải cố gắng duy trì nguồn lao động”.

Bài liên quan
Nới room tín dụng chưa đủ giải cơn khát vốn cho thị trường bất động sản
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tín dụng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chứ không phải doanh nghiệp bất động sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành xây dựng Nhật Bản nhìn thấy tiềm năng ở thị trường Đông Nam Á