Giá bất động sản tăng cao cùng với việc siết chặt tín dụng đã khiến thanh khoản thị trường giảm, dẫn tới lượng giao dịch giảm 89% theo quý.

Thị trường căn hộ tại TP.HCM: Vì sao nguồn cung thấp nhưng tính thanh khoản giảm?

| 23/10/2022, 06:48

Giá bất động sản tăng cao cùng với việc siết chặt tín dụng đã khiến thanh khoản thị trường giảm, dẫn tới lượng giao dịch giảm 89% theo quý.

Theo thống kê của Công ty Savills Việt Nam, riêng quý 3/2022, nguồn cung sơ cấp thị trường căn hộ tại TP.HCM giảm còn 6.600 căn, giảm 51% theo quý. Trong số đó, TP.Thủ Đức và quận 1 lần lượt là hai nơi có nguồn cung lớn nhất.

Tuy nhiên, trong số lượng nguồn cung mới, hơn 60% có giá hơn 11 tỉ đồng/căn. Báo cáo của Savills cũng ghi nhận mức giá sơ cấp cao nhất từ trước đến nay là 124 triệu đồng/m2. Đối với giai đoạn tiếp theo của một số dự án, các căn hộ mới cũng có mức tăng khoảng 10%.

Giá bất động sản tăng cao cùng với việc siết chặt tín dụng khiến thanh khoản thị trường giảm, dẫn tới lượng giao dịch giảm 89% theo quý, tương đương con số 990 căn. Tỷ lệ hấp thụ đạt mức thấp nhất kể từ năm 2019 là 15%. Con số này đối với nguồn cung mới là 20%, cũng thấp nhất từ trước đến nay.

Cùng với đó, hàng loạt rào cản khác đang ảnh hưởng đến thị trường bất động sản như dòng vốn tín dụng hạn chế, lãi suất cao đã khiến cho nhà đầu tư và người mua nhà gặp nhiều khó khăn trong giao dịch. Giá sơ cấp càng ngày càng tăng cũng trở thành cản trở đối với người mua, bất chấp việc nhiều chủ đầu tư đã đưa ra những chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, thị trường của TP.HCM khan hiếm nguồn cung sẽ mở ra cơ hội cho những tỉnh thành, vùng ven lân cận - nơi sở hữu nguồn cung dồi dào và giá cả hợp lý hơn.

Hiện nay, không chỉ ở TP.HCM mà quá trình gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa nhanh đang khiến nhu cầu sở hữu nhà của người Việt Nam càng ngày cao. Nhu cầu này có thể đẩy sang tỉnh thành vùng ven.

Với quỹ đất dồi dào và sự quan tâm từ các nhà đầu tư lớn, dự kiến nhiều vị trí ven TP.HCM sẽ là nguồn cung lớn để đáp ứng cho nhu cầu mua bất động sản liền thổ và cả căn hộ của người dân trong tương lai gần.

Thực tế, ở những thị trường lân cận với TP.HCM, giá bất động sản nhà liền thổ có giá rẻ hơn từ 88 đến 100 triệu đồng/m2, thấp hơn 67% so với TP.HCM. Từ đó, tỷ lê hấp thụ ở các khu vực này là 72%, cao hơn tỷ lệ 49% ở TP.HCM.

Xu hướng dịch chuyển nhà ở từ trung tâm tới các khu đô thị vùng ven không phải là điều gì quá xa lạ hay đặc thù mà đã diễn ra tại nhiều quốc gia. Hiện tượng này cũng xuất hiện tại các nước châu Âu khác như Hà Lan hoặc Tây Ban Nha. Ngoài lý do giá cả nhà ở, đại dịch COVID-19 và xu hướng làm việc từ xa cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều người khi dịch chuyển khỏi các thành phố lớn.

Đối với thị trường Việt Nam, tiến sĩ Sử Ngọc Khương nhận xét, Chính phủ đang đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông kết nối giữa các vùng đô thị lớn, thúc đẩy nguồn cung giá phải chăng. Thời gian tới, nếu có chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người dân thì việc giãn dân ra các đô thị vệ tinh sẽ tạo sức hấp dẫn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thị trường căn hộ tại TP.HCM: Vì sao nguồn cung thấp nhưng tính thanh khoản giảm?