Tuy không còn đương nhiệm nhưng nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm vẫn khiến người ta nhớ đến bởi thành công kéo mức lạm phát kinh tế Việt Nam từ 700% xuống còn 40% vào những năm 1990.

Nghe ông Cao Sĩ Kiêm kể chuyện vượt “bão lạm phát”

07/11/2013, 17:49

Tuy không còn đương nhiệm nhưng nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm vẫn khiến người ta nhớ đến bởi thành công kéo mức lạm phát kinh tế Việt Nam từ 700% xuống còn 40% vào những năm 1990.

Ông kể: “Cách tôi chống lạm phát từ 700% xuống còn 46% là làm ngược lại với những gì nước ngoài họ làm. Ở nước ngoài trong tình huống đó là chính phủ phải tung tiền ra, giảm lương, giảm hàng hoá. Việt Nam lúc đó làm gì có tiền, lương có mấy đồng đâu mà tăng? Tôi cho nâng lãi xuất, cho xuất nhập ngoại tệ tự do về không đánh thuế thì tiền nhiều lên, hàng nhiều lên mà giá lại giảm xuống. Vậy là thành công”.

Ông và hai nhà lãnh đạo hai doanh nghiệp Hoa Sen và Vĩnh Tường đã xuất hiện trong buổi toạ đàm “Chuyện những người vượt bão” sáng 7.11  tại TP.HCM để cùng chia sẻ các câu chuyện thực tế về cách lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp vượt khủng hoảng kinh tế và tiếp tục phát triển.

Đối với Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, có 3 nguyên tắc giúp công ty này đầu tư và kinh doanh thành công tại hai thị trường chính là Singapore và Campuchia.

“Kinh tế khó khăn, người ta không có nhiều tiền mua nhà mới nhưng vẫn có tiền sửa chữa nhà. Vĩnh Tường vừa tập trung vào đây, vừa tiến tới vùng sâu vùng xa, những nơi chưa từng dùng đến sản phẩm của Vĩnh Tường. Bên cạnh đó, cho rằng người dân khôngchỉ chuộng sản phẩm giá rẻ lúc khó khăn mà họ cần giải pháp phù hợp, Vĩnh Tường chuyển sang bán giải pháp, ngay cả quản lý cấp cao cũng phải thường xuyên gặp khách hàng để đưa ra giải pháp thuận lợi nhất. Và cùng với một đội ngũ nhân lực “máu lửa” đã đưa kết quả doanh thu của chúng tôi tăng 20% trong khi lợi nhuận tăng 30% trong năm 2013″ – ông Trần Đức Huy, Giám đốc Công ty Vĩnh Tường, chia sẻ.

Trong khi đó, câu chuyện của Hoa Sen bắt đầu từ bước ngoặc nhìn thấy cơ hội đầu tư nhà xưởng giá rẻ bằng nguồn vốn rẻ (Chính phủ giảm thêm 4% lãi suất vay) giữa lúc kinh tế khủng hoảng cùng quyết định thoái vốn lĩnh vực bất động sản tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2009.

Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen kể: “Sau khi đã ổn định tại thị trường trong nước, chúng tôi tiến hành xuất khẩu và đến nay đã có mặt ở 30 thị trường Á, Mỹ, Phi, sắp tới sẽ là châu Âu. Để mặt hàng thép của mình thể cạnh tranh ở các thị trường, Hoa Sen sử dụng 3 vũ khí là chất lượng sản phẩm tốt nhất, giá rẻ nhất và giao hàng nhanh nhất có thể”.

“Thép là mặt hàng rất khó sáng tạo, chúng tôi không có bộ phận nghiên cứu và sáng tạo cho toàn tập đoàn mà từng bộ phận chuyên trách phải tự tìm ra cách thay đổi. Chúng tôi không kỳ vọng sự sáng tạo lớn mà là cải tiến nhỏ và liên tục. Qua thời gian thì từng bước nhỏ sẽ thành một bước tiến lớn. Đồng thời, Hoa Sen quản trị doanh nghiệp theo hệ thống, không tập trung vào bất cứ cá nhân nào. Mỗi vị trí quan trọng đều có 3-4 người thay thế, thậm chí một người có thể đáp ứng thay thế cho nhiều vị trí. Nhờ vậy chúng tôi không bị động về mặt nhân sự” – ông Thanh chia sẻ thêm.

Đại diện một doanh nghiệp bất động sản bất ngờ đặt câu hỏi “khó”: Vì sao thời trước dù thành đã đưa kinh tế Việt Nam thoát lạm phát thành công nhưng chỉ với một vụ Minh Phụng, ông Cao Sĩ Kiêm đã phải chịu trách nhiệm, bị kỷ luật thì nay có quá nhiều vụ Minh Phụng lại không thấy ai bị kỷ luật?

Ông Kiêm trả lời: “Hồi chúng tôi còn làm là mới mở cửa, mới đổi mới, kinh nghiệm và kiến thức đều không có, phải vừa làm vừa dò đá qua sông nên ý thức trách nhiệm để ra quyết định rất cặn kẽ, bàn bạc tập thể rất cao. Mỗi quyết định đều có kiểm nghiệm tốt thỉ cả làng cả nước được còn nếu không được phải có người chịu trách nhiệm. Từ đề xuất ngân hàng phải cho tư nhân vay của tôi đã hình thành nên hàng loạt doanh nghiệp tư nhân, trong đó có Minh Phụng và việc họ sai phạm thì tôi phải chịu trách nhiêm.

Còn tình hình hiện nay, có nhiều Minh Phụng, nhiều sai phạm mà không có ai chịu trách nhiệm, bị kỷ luật thì như Nghị quyết 4 đã nói rồi, đó là bộ phận không nhỏ thái hoá biến chất!”.

“Quan trọng nhất lúc này là phải cơ cấu lại nền kinh tế, giải quyết ba chỗ đang nghẽn mạch là phân bổ vốn đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hoạt động của hệ thống ngân hàng. Chiến lược này nếu được phối hợp nhịp nhàng, nhanh hiệu quả thì đến cuối năm 2015 sẽ có cơ phục hồi nền kinh tế, phục hồi như khi chứ xuất phát chưa thể nói là tiến lên” – ông kết luận.

Buổi toạ đàm “Chuyện những người vượt bão” là hoạt động nằm trong chương trình quảng bá cho giải thưởng “50 Nhà lãnh đạo doanh nghiệp” do tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư và thương hiệu Royale Salute tổ chức, nhằm tôn vinh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công trên khắp Việt Nam.

Bài: Anh Thư – Ảnh: Nguyên Trương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghe ông Cao Sĩ Kiêm kể chuyện vượt “bão lạm phát”