Các nhà hoạt động môi trường, nhân quyền Đài Loan đã cùng kêu gọi chính phủ phải thắt chặt các quy định về môi trường đối với các công ty Đài Loan khi đầu tư ra nước ngoài, sau khi tranh cãi về việc có thể nhà máy thép của Formosa Plastics Group (FPG) tại Việt Nam gây ô nhiễm môi trường biển.
Cuộc họp báo tại Đài Bắcvề vấn đề Formosa và môi trường biển Việt Nam, cũng như vấn đề đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan được tổ chức bởi các nghị sĩ thuộc đảng Dân tiến, Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho công nhân và cô dâu Việt ở Đài Loan và 2 chức phi chính phủ vàohôm 16.6.
"Quá trình xem xét đầu tư của chúng ta cần được sửa đổi để thúc đẩy các tập đoàn đang hướng về phía nam (Đông Nam Á) thực hiện trách nhiệm xã hội của mình và hành động như một phần của cộng đồng quốc tế tốt đẹp", Chủ tịch Hiệp hội Luật gia môi trường, ông Trương Dụ Doãn nói trong buổi họp báo.
Các nhóm bảo vệmôi trường và người dân địa phương đã cáo buộc nhà máy thép của FPG gây ô nhiễm.Ông Trương Dụ Doãn nói rằngchính quyềnĐài Loan cần can thiệp và đảm bảo rằng công ty của Đài Loanđạt đượccác tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, nhân quyền và lao động.
Vụ cá chết tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam đã kéo theo nhiều hành động phản kháng của người Việt Nam, dư luận cho rằng FPG chính là thủ phạm đầu độcmôi trường biển.
Nhà lập pháp thuộc đảng Dân tiến cầm quyền Ngô Côn Dụ kêu gọi chính quyềnĐài Loan thực hiện chính sách "láng giềng tốt" và cung cấp các hỗ trợ cần thiết để điều tra nguyên nhân ô nhiễm biển ở miền Trung Việt Nam và khẳng định thêm rằng các công ty Đài Loan cần phải nghiêm khắc tự áp dụng các "tiêu chuẩn cao" trong sản xuất nếu pháp luật về môi trường tại địa phương đầu tư lỏng lẻo.
"Cơ quan bảo vệ môi trường đã tuyên bố sẵn sàng trợ giúp để xác định nguyên nhân, nhưng chính quyền Việt Nam đã lịch sự từ chối khéo vì họ lo ngại ảnh hưởng sự công bằng trong việc điều tra", Phó giám đốc Sở dịch vụ đầu tư Đài Loan Vương Kiếm Bình cho biết, đồng thời bác bỏ kêu gọi giám sát bổ sung của các nhà hoạt động môi trường Đài Loan.
"Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ luật pháp địa phương, giống chúng ta điều chỉnh các công ty nước ngoài tại Đài Loan. Nếu một công ty gây ô nhiễm ở quốc gia khác, một phần là nguyên nhân từ quy định của nước đó", ông Vương nói.
Một thành viên của Ủy ban Đầu tư Đài Loan là Tấu Thanh Thủy cho rằng nên bổ sung quy định các yêu cầu đầu tư ra nước ngoài lớn hơn 1,5 tỉ đài tệ của các công ty tại hòn đảo này phải được nhà cầm quyềnĐài Loan phê duyệt trước, để tránh "gây thiệt hại cho hình ảnh quốc gia".
Thiên Hà (theo TaipeiTimes)