So với cùng kỳ năm trước, mặt bằng giá nhà ở hiện tại ở TP.HCM đã cao hơn 3-5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sức mua của khách hàng lại sụt giảm mạnh.

Nghịch lý sức mua suy giảm, giá nhà vẫn tăng cao

Phan Diệu | 07/10/2020, 11:55

So với cùng kỳ năm trước, mặt bằng giá nhà ở hiện tại ở TP.HCM đã cao hơn 3-5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, sức mua của khách hàng lại sụt giảm mạnh.

Theo CBRE Việt Nam, trong quý 3/2020, lượng căn hộ chào bán mới tại TP.HCM được cải thiện so với quý trước, nhưng nhìn chung tổng lượng căn chào bán trong 9 tháng vẫn thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm trước.

Với tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại tại Việt Nam trong tháng 8 vừa qua, tính chung trong quý 3 chỉ có 4 dự án được chào bán một phần với 3.964 căn, tăng 141% so với quý trước nhưng giảm 70% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 3.552 căn hộ được tiêu thụ (tăng 125% so với quý trước và giảm 73% so với cùng kỳ năm trước) và gần 90% nguồn cung chào bán đến từ giai đoạn tiếp theo của dự án Vinhomes Grand Park có tên là The Origami. Tổng cộng 9 tháng đầu năm có 9.214 căn hộ được chào bán từ 17 dự án.

Đáng chú ý, trong quý này, tất cả các dự án mở bán đều nằm tại khu vực được quy hoạch là thành phố phía đông hay còn gọi là thành phố Thủ Đức tương lai. Phân khúc cao cấp vẫn dẫn đầu thị trường ở cả nguồn cung và số căn bán được trên toàn thị trường lần lượt là 97% và 89%.

Đặc biệt, dù nguồn cung suy giảm mạnh nhưng giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp vẫn ở mức 1.966 USD/m2, tăng 1% so với quý trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá tăng nhẹ 1% theo quý là do nguồn cung trong quý 3 chỉ tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. Giá bán tại các phân khúc phần lớn giữ ổn định so với quý trước, song mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 3-5% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm mới trong quý 3 cũng đạt khoảng 72%, trong khi con số này ở năm 2019 đạt trung bình trên 85%. Mức giá cao và tình hình dịch bệnh bùng phát lần hai đã làm giảm lượng quan tâm của người mua giai đoạn này.

Ngoài ra, trong 9 tháng vừa qua cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của thị trường căn hộ bán Bình Dương. Lượng căn chào bán gần bằng số lượng tại TP.HCM với 8.289 căn từ 8 dự án. Thị trường Bình Dương thu hút được sự chú ý của người mua nhờ các dự án có vị trí gần với TP.HCM và việc thành lập hai thành phố mới là Thuận An và Dĩ An trong đầu năm 2020.

Bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam nhận định trong bối cảnh COVID-19 và tác động lâu dài của vấn đề cấp phép, số lượng dự án mới ngày càng khan hiếm trên thị trường. "Các chủ đầu tư uy tín có sản phẩm trong giai đoạn này sẽ được thị trường đón nhận tích cực và tên tuổi được đẩy mạnh. Ngoài ra, các dự án tại thành phố phía đông đang là tâm điểm chú ý của thị trường trong thời gian qua sẽ có sức bật mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát", bà Hằng nói.

Dự báo nguồn cung trong quý 4/2020, bà Hằng cho rằng thị trường sẽ dần cải thiện và đạt khoảng 15.000 căn cho cả năm, giảm 43% so với năm 2019. Sản phẩm trung cấp và cao cấp chiếm tỷ trọng cao với lượng nhỏ nguồn cung từ phân khúc hạng sang. Về khu vực, phía đông sẽ tiếp tục là các điểm nóng của thị trường, với nhiều dự án mới tại khu vực quận 2 và quận 9.

"Giá bán trung bình toàn thị trường trong cả năm 2020 được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phân khúc cao cấp và hạng sang được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước. Các dự án trung cấp dự kiến có mức tăng giá khoảng 5% so với cùng kỳ với mức giá đã tăng nhanh trong hai quý đầu năm. Lượng giao dịch dự kiến đạt khoảng 14.000 căn cho cả năm, giảm 52% so với năm 2019, chủ yếu do tác động của đại dịch", bà Hằng nói thêm.

Bài liên quan
Xuất siêu cao kỷ lục nhưng vẫn thiếu tính bền vững, phụ thuộc nguyên, nhiên liệu nhập khẩu
Theo Tổng cục Thống kê, mức xuất siêu kỷ lục hiện nay còn thiếu tính bền vững khi kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đạt 185,9 tỉ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc lớn vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghịch lý sức mua suy giảm, giá nhà vẫn tăng cao