1tg - Sau khi Anh chính thức rời EU (Brexit) từ ngày 31.1.2020, bức tranh thương mại giữa Việt Nam và Anh đang ở gam màu trầm hơn. Vì vậy, triển vọng sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương thế hệ mới giữa Việt Nam và Anh luôn là vấn đề hàng đầu được ưu tiên hiện nay.

Bức tranh kinh tế Việt - Anh hậu Brexit

Tuyết Nhung | 06/10/2020, 18:34

1tg - Sau khi Anh chính thức rời EU (Brexit) từ ngày 31.1.2020, bức tranh thương mại giữa Việt Nam và Anh đang ở gam màu trầm hơn. Vì vậy, triển vọng sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương thế hệ mới giữa Việt Nam và Anh luôn là vấn đề hàng đầu được ưu tiên hiện nay.

Tại buổi trao đổi giao thương với doanh nghiệp Anh hậu Brexit ngày hôm nay (6.10), Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết trong 2 năm gần đây, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Anh có xu hướng chậm lại. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,61 tỉ USD, giảm 1,64%. Trong đó xuất khẩu đạt 5,75 tỉ USD, giảm 0,38%, nhập khẩu đạt 857 triệu USD, giảm 10,67%.

buc-tranh-kinh-te-viet-anh-hau-brexit.jpg
Hậu Brexit, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh có xu hướng giảm - Ảnh: Internet

Dưới tác động của dịch COVID-19 trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chỉ đạt 2,57 tỉ USD, giảm 19,87%. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 2,23 tỉ USD, giảm 19,8%, nhập khẩu đạt 337 triệu USD, giảm 20,25% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính đến hết tháng 8 vừa qua, Anh đang có 400 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 3,6 tỉ USD, đứng thứ 16 trong số các nước và vũng lãnh thổ đang có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định: "Quy mô đầu tư của nhà đầu tư Anh vào Việt Nam chưa phản ánh đúng tiềm năng của Anh, một trong 5 nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới (khoảng 300 tỉ USD), đồng thời cũng là nước thu hút đầu tư từ bên ngoài lớn nhất thế giới.

Anh là thị trường quan trọng và luôn là đối tác ưu tiên hợp tác của Việt Nam... Thị trường hai nước có mức độ bổ sung rất lớn. Đặc biệt, quốc gia này là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới, dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Đồng thời Việt Nam là thị trường cửa ngõ để các doanh nghiệp Anh có thể tiếp cận thị trường khu vực rộng lớn".

Ví dụ với mặt hàng tôm, Trong 5 năm trở lại đây, Anh luôn là thị trường đáng chú ý của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. Từ năm 2015 đến 2019, Anh luôn ở vị trí thứ 1 và 2 về nhập khẩu tôm Việt Nam trong khối EU. Trong giai đoạn từ 2015-2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh tăng trưởng liên tục, từ gần 130 triệu USD trong năm 2015 lên 202,5 triệu USD năm 2019, tăng 56%.

Anh chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam những sản phẩm tôm như tôm chân trắng PD tươi đông lạnh, tôm chân trắng tươi đông lạnh, tôm chân trắng xiên que tươi đông lạnh, tôm chân trắng PDTO đông lạnh, tôm chân trắng lặt đầu (HLSO) tươi đông lạnh, tôm chân trắng thịt bỏ đầu còn đuôi (nobashi) tươi đông lạnh, tôm chân trắng luộc đông lạnh, tôm thẻ thịt luộc PTO với xốt tương, tôm chân trắng tẩm bột chiên đông lạnh, tôm chân trắng luộc đông lạnh…

Anh có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu tôm nước ấm từ Việt Nam, Ấn Độ… thay thế cho tôm nước lạnh nhập khẩu từ Greenland và Đông Canada vì hạn ngạch khai thác giảm, giá tăng. Người Anh ngày càng ưa chuộng tôm hấp tẩm gia vị ướp lạnh hoặc tôm nguyên liệu tẩm gia vị đông lạnh, tôm sushi. Những người bận rộn thường thích tôm hấp, lột vỏ, chế biến dạng giá trị gia tăng nên trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Anh, chiếm 24% tổng giá trị nhập khẩu tôm của quốc gia này, đánh bật cả các đối thủ từ Ấn Độ, Thái Lan.

"Vì vậy, quan điểm một cách toàn diện về triển vọng kinh tế - thương mại của Việt Nam, cũng như các chính sách, biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương với Anh trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh Vương quốc Anh đã chính thức rời EU vào ngày 31.1.2020 là sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương thế hệ mới giữa Việt Nam và Anh", Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Bài liên quan
Huawei trỗi dậy, doanh số iPhone ở Trung Quốc quý 1/2024 giảm đến 19%, tệ nhất kể từ năm 2020
Dữ liệu thị trường cho thấy doanh số iPhone ở Trung Quốc đã giảm 19% trong quý 1/2024, thành tích tồi tệ nhất kể từ năm 2020, khi sự thống trị của Apple ở phân khúc cao cấp phải đối mặt với áp lực từ Huawei.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bức tranh kinh tế Việt - Anh hậu Brexit