Trong tương lai, xác định điều gì đó bằng sóng não sẽ được coi là một sự thay thế lý tưởng cho mật khẩu bằng chữ viết (hoặc lời nói) được sử dụng lâu nay. Tuy nhiên có điều cần lưu ý là sau khi uống rượu, bạn sẽ không thể đăng nhập được vào máy tính, điện thoại...

Nghiên cứu dùng sóng não làm mật khẩu

Vũ Trung Hương | 20/01/2017, 18:04

Trong tương lai, xác định điều gì đó bằng sóng não sẽ được coi là một sự thay thế lý tưởng cho mật khẩu bằng chữ viết (hoặc lời nói) được sử dụng lâu nay. Tuy nhiên có điều cần lưu ý là sau khi uống rượu, bạn sẽ không thể đăng nhập được vào máy tính, điện thoại...

Theo Pulseoftheday, ý tưởng ở đây là mọi người sẽ phải xác nhận danh tính của mình qua điện não đồ (EEG). Ví dụ, thay vì đòi hỏi mật khẩu truyền thống, máy tính có thể hiển thị cho người dùng một loạt các từ trên màn hình và đo lường phản ứng của người sử dụng bằng cách buộc người dùng đội mũ quét EEG. “Chữ ký” dạng EEGlà độc đáo đối với mỗi người và phức tạp rất nhiều so với mật khẩu phổ biến, rất khó để bẻ khóa mật khẩu.

Qua EEG có thể xác định danh tính của người với xác suất đúng tới 94%, nhưng cũng có những chuyện phức tạp mà các nhà khoa học đang tìm cách khắc phục. Các phân tích có thể bị cản trở rất nhiều nếu người dùng đang say rượu chẳng hạn.

Ông Tommy Chin, một chuyên gia bảo mật tại Công ty Grimm và Peter Mueller của Viện Công nghệ Rochester (Mỹ) đã quyết địnhkiểm tra giả thiết này qua thực nghiệm bằng cách phân tích sóng não trước và sau khi uống rượu (trong thí nghiệm, những người tham gia đã uống whisky).

Kết quả là tình trạng uống rượu đã làm giảm 33% độ chính xác nhận dạng bằng sóng não.Nhưng vấn đề thậm chí còn phức tạp hơn nhiều hơn.

Nhà nghiên cứu John Chuang ở Đại học California (Mỹ) đã công bốmột bài viết về kết quả nghiên cứu, theo đóđộ chính xác của nhận dạng bằng sóng não giảm xuống ngay cả sau khi tập thể dục cường độ cao (mặc dù trong trường hợp này độ chính xác đã được phục hồi khá nhanh). Ông cũng cho rằng các yếu tố khác, như trạng thái đói, căng thẳng và mệt mỏi cũng có thểtác động khá mạnh đối với việc nhận dạng.

Nhưng mặt khác, nhận dạng bằng sóng não có thể có phạm vi ứng dụng khá rộngnhư có thể dùng để nhận dạng chủ xe, hoặc xe sẽ không nổ máy nếu người lái bị say rượu chẳng hạn.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu dùng sóng não làm mật khẩu