Người đàn ông từng xuất hiện trong phim tài liệu "Corumbiara" được cho là đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết, bởi xung quanh thi thể của ông được xếp nhiều lông vũ màu sắc.

Người cuối cùng của bộ tộc vô danh trong rừng Amazon qua đời

Đan Thuỳ | 29/08/2022, 15:05

Người đàn ông từng xuất hiện trong phim tài liệu "Corumbiara" được cho là đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết, bởi xung quanh thi thể của ông được xếp nhiều lông vũ màu sắc.

Hôm 28.8, Guardian đưa tin một quan sát viên thuộc tổ giám sát của Quỹ Thổ dân Quốc gia Brazil (FUNAI) đã phát hiện thi thể đang phân hủy của người đàn ông cuối cùng của bộ lạc vô danh trên chiếc võng trong khu Tanaru, rừng rậm Amazon.

Sự ra đi của người đàn ông cuối cùng của bộ lạc vô danh này đã khiến cho nhiều nhà nhân loại học lo ngại về sự mất đi của một bộ lạc và thổ ngữ khác.

"Ông ấy là người duy nhất còn sống của bộ lạc. Điều này đồng nghĩa với việc có thêm một bộ lạc bị tuyệt chủng, chứ không phải biến mất như nhiều người nghĩ", tổ chức quan sát nhân quyền người bản địa (OPI) chia sẻ.

4e70fed000000578-5972009-image-a-36_1532111172559.jpeg
Hình ảnh được công bố về "người ở lỗ" - Ảnh: Internet

Cuối tháng 7.2018, FUNAI đã tiết lộ hình ảnh chưa từng công bố về người đàn ông này. Ông ta không có tên, bộ tộc ông cũng không có tên và không ai biết ông nói thổ ngữ gì.

FUNAI đã ghi hình ông 7 năm về trước, nhưng giữ kín để bảo vệ ông. Đoạn băng video ngắn được quay lén từ xa một cách tình cờ. Hình ảnh cho thấy một người đàn ông đóng khố, tóc dài tới gối cầm rìu chặt cây trong rừng. 

Người đàn ông trong video có tên "người ở lỗ", khoảng 55-60 tuổi đã sống một mình trong rừng ít nhất 22 năm. Các nhà nhân loại học cho rằng ông khoảng 55-60 tuổi, sống cô độc trong rừng sâu 22 năm nay. Thợ khai thác gỗ, nông dân và những kẻ cướp đất đã sát hại và trục xuất người bản địa trong khu vực này những năm 1970 và 1980. Người đàn ông trên được cho là người cuối cùng còn sống của một nhóm gồm 6 người thiệt mạng trong một vụ tấn công của nông dân năm 1995. Chính quyền định vị được nơi ở của ông lần đầu năm 1996 và từ đó, FUNAI có nhiệm vụ theo dõi ông. Họ từng quay được thoáng qua gương mặt ông năm 1998 và đưa vào bộ phim tài liệu Corumbiara.

Từ năm 1990, FUNAI áp dụng chính sách tránh tiếp xúc với các nhóm biệt lập và bảo vệ khu vực sống của họ. Khu vực bảo tồn bản địa Tanaru mà FUNAI có nhiệm vụ bảo vệ thành lập năm 2015. Họ đã để lại rìu, dao rựa và hạt giống các loại cây phổ biến được người dân bản địa trồng trọt cho người đàn ông này nhưng rõ ràng ông ấy không muốn tiếp xúc với xã hội hiện đại.

anh-chup-man-hinh-2022-08-29-luc-11.45.59.png
Túp lều của "người ở lỗ" - Ảnh: Internet

Ông thường xuyên thay đổi chỗ ở. Các căn chòi dựng tạm bợ cho thấy ông biết trồng bắp, khoai mì, đu đủ, chuối, biết sử dụng bầu khô đựng nước và lấy nhựa cây làm đèn. Ông cũng thường săn heo rừng, chim chóc, khỉ bằng cung tên và bẫy thú bằng hố sâu khoảng 2m có cắm cọc nhọn. Chòi của ông cũng có đào hố bên trong. Các nhà nghiên cứu suy đoán hố đào trong nhà có thể là nơi cất giữ thú săn, chỗ trú ẩn hoặc liên quan đến tập tục tổ tiên nào đó của ông.

Điều phối viên Altair Algayer nhận xét: "Ngay cả khi đã mất tất cả, mất bộ tộc và tập tục truyền thống, người đàn ông này đã chứng tỏ dù một mình trong rừng vẫn có khả năng sống sót".

Fiona Watson, Giám đốc nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Survival International, nhận xét: "Ông ấy là biểu tượng cuối cùng về khả năng thích ứng và chịu đựng. Nhưng chúng ta đang chứng kiến trực tiếp nạn diệt chủng. Một khi ông ấy ra đi, bộ tộc của ông ấy sẽ biến mất mãi mãi cùng với lịch sử và kiến thức của bộ tộc".

Các chuyên gia của FUNAI tin rằng có khoảng 113 bộ lạc sống biệt lập trong rừng Amazon thuộc Brazil, trong đó họ đã xác định được 27 nhóm. Ngoài ra, có khoảng 15 bộ lạc nữa không thể tiếp xúc ở Peru và nhiều bộ lạc khác tại Bolivia, Ecuador và Colombia. Họ săn bắn bằng cung tên và giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người cuối cùng của bộ tộc vô danh trong rừng Amazon qua đời