Tình trạng trái đất nóng dần lên khiến một thành phố cổ là Di sản thế giới ở Mauritania bị cát sa mạc Sahara vùi lấp dần.

Di sản thế giới đang bị cát sa mạc Sahara chôn vùi

Bảo Vĩnh | 28/08/2022, 19:00

Tình trạng trái đất nóng dần lên khiến một thành phố cổ là Di sản thế giới ở Mauritania bị cát sa mạc Sahara vùi lấp dần.

Đây quả là điều đáng tiếc cho thành phố cổ Chinguetti, nơi từng là một trung tâm thương mại của châu Phi suốt hơn 1.000 năm.

Chinguetti hiện là nơi sinh sống của khoảng 5.000 dân, tức đã mất hơn một nửa dân số trong khoảng 10 năm. Cư dân lần lượt bỏ nhà cửa và rời khỏi thành phố cổ, mà nguyên nhân của sự ra đi này là do sa mạc mở rộng quá lớn, và suốt 11 năm không có mưa, mãi cho đến tháng 6 năm nay.

Sa mạc Sahara ở vùng Bắc Phi đã mở rộng thêm 10% trong 100 năm qua. Các giải pháp như trồng các hàng cây cọ cùng các cách khác đều không thể chặn ngăn tình trạng sa mạc hóa.

Bên cạnh việc chặt bỏ cây quá mức, sự biến đổi khí hậu cũng là một trong những yếu tố khiến sa mạc Sahara mở rộng, cát cứ lấn chiếm nơi ở của con người trong từng năm, kể cả thành phố cổ Chinguetti.

Salem Youma, một người dân đang bịt tường nhà bị nứt ở ngoại ô Chinguetti, trong lúc người bà con đang dọn đống cát cao hơn 2 mét đã vùi lấp một nửa ngôi nhà.

Youma nói: “Thành phố này có thể sớm biến mất. Đây là nơi tôi chào đời nên tôi muốn tiếp tục sống ở đây. Nhưng tôi tự hỏi liệu mình có thể chống lại cát sa mạc hay không?”.

“Bức tường xanh khổng lồ” đối phó với tình trạng sa mạc hóa

Ở vùng ngoại ô thành phố Rosso tại miền nam Mauritania, các loại cây non kháng hạn hán và có thể mọc trên vùng cát đã được trồng trên một khu vực 10 ha.

Bekaye Mohamad, một người nông dân nói: “Vùng cát ngày càng gần làng của chúng tôi. Tôi hy vọng sẽ trồng thêm được nhiều cây, để chúng tôi có thể sớm cảm thấy được an toàn”.

11 quốc gia gồm Mauritania từ năm 2007 đã lập dự án “Bức tường xanh khổng lồ” trồng cây trên 8.000 km nhằm chống sự lan rộng của sa mạc Sahara. Dự án này còn nhắm phục hồi một thảm cây xanh 100 triệu ha từ năm 2030.

Thành quả của “Bức tường xanh khổng lồ” chỉ mới đạt 20%, do khó khăn về tài chính và quản lý không thích đáng.

Mauritania cần có sự ủng hộ thêm nữa của cộng đồng quốc tế, theo điều phối viên Alioin Fall, người phụ trách mảng biến đổi khí hậu thuộc Bộ Môi trường Mauritania.

Tình trạng thải phát khí carbon dioxide ở châu Phi chỉ chiếm 4% trong tổng mức khí thải của toàn cầu. Nhưng tác động của hạn hán và lũ lụt quá lớn, với Mỹ, châu Á, châu Âu trút gánh nặng sang châu Phi.

Vì tình trạng thay đổi thời tiết, hơn 216 triệu dân trên thế giới có thể phải di tản ngay trong chính đất nước họ kể từ năm 2050, theo một báo cáo năm 2021 của Ngân hàng Thế giới.

Do châu Phi chiếm gần một nửa trong tổng số người phải di tản kể trên (cụ thể là 105 triệu người), đã có sự lo ngại dòng di dân này làm tăng số người tỵ nạn và kích hoạt các cuộc chiến tranh mới.

Thời tiết bất thường cũng gây tổn thất lớn. Dù chưa có thể biết rõ tương quan nguyên nhân-hậu quả của tình trạng thay đổi thời tiết, nhưng các vụ ngập lụt lớn đã xảy ra ở Nam Sudan, trong khi Angola đang bị hạn hán nặng, với hơn 1, 5 triệu người đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực.

Mối đe dọa còn từ tình trạng nước biển dâng
Ai Cập, nước tổ chức Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vào tháng 11 tới, đang phải tích cực đối phó tình trạng xói mòn ngày càng mạnh hơn qua từng năm.

Theo Bộ Quản lý Nguồn nước và Tưới tiêu Ai Cập, mực nước biển dâng trung bình của Địa Trung Hải là 1,8 mm/năm hồi đầu những năm 1990. Nhưng trong 10 năm qua, mực nước biển ở đây đã tăng lên 3,2mm/năm.

Bộ dự báo một khu vực khoảng 2.600 km2 sẽ bị ngập hoàn toàn từ năm 2100, gây tổn thất cho 5,7 triệu người dân.

Ở phía bắc thành phố Alexandria của Ai Cập, có các báo cáo rằng các cửa hàng dọc bờ biển đã bị ngập, và việc xây đê chắn biển dâng đã được tiến hành ở các vùng như pháo đài Qaitbay, một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Abbas Sharaqqy,  giáo sư Đại học Cairo và là chuyên gia về các vấn đề thay đổi thời tiết, nói điều quan trọng là các cường quốc phải đi đầu trong việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, và tích cực chống tình trạng trái đất nóng dần lên một cách hiệu quả.

Theo Yomiuri shimbun
Copy Link
Bài liên quan
Elon Musk thở dài khi Bill Gates tự nhận cống hiến nhiều hơn cho biến đổi khí hậu
Elon Musk thở dài khi Bill Gates tự tin đã cống hiến nhiều hơn cho biến đổi khí hậu so với Giám đốc điều hành Tesla hay bất kỳ ai khác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Di sản thế giới đang bị cát sa mạc Sahara chôn vùi