Hai hãng tin AP và Reuters ghi nhận trong tháng Ramadan năm nay, vật giá leo thang cùng cuộc chiến gây nên khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza.
Quốc tế

Người dân Gaza đón lễ Ramadan trong cảnh khốn khó

Cẩm Bình 11/03/2024 12:48

Hai hãng tin AP và Reuters ghi nhận trong tháng Ramadan năm nay, vật giá leo thang cùng cuộc chiến gây nên khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza.

Tháng Ramadan bắt đầu từ nửa đêm 10.3. Người Palestine chào đón hoạt động tôn giáo quan trọng này trong tâm trạng u ám khi lực lượng an ninh Israel siết chặt an ninh và đàm phán ngừng bắn đình trệ.

Reuters cho biết Israel triển khai hàng nghìn cảnh sát khắp thành cổ Jerusalem, nơi dự kiến đón hàng chục nghìn tín đồ Hồi giáo đến đền thờ Al Aqsa cầu nguyện mỗi ngày. Thủ tướng Benjamin Netanyahu trước đó cam kết số người cầu nguyện được phép vào năm nay giữ nguyên như năm ngoái.

lam00.jpg
Tín đồ Hồi giáo tập trung bên ngoài đền thờ Al Aqsa - Ảnh: Reuters

Nhân vật đứng đầu Jerusalem Waqf (tổ chức tôn giáo quản lý Al Aqsa) Azzam Al-Khatib phát biểu: “Đây là đền thờ Hồi giáo của chúng tôi và chúng tôi phải giữ gìn nó. Chúng ta phải bảo vệ sự hiện diện của người Hồi giáo tại đền thờ này, những người đến trong hòa bình và an toàn”.

Năm nay thành cổ Jerusalem không được trang trí như mọi năm, Bờ Tây cũng u ám tương tự, theo Reuters.

Cảnh sát Israel thông báo đã bắt giữ 20 đối tượng tình nghi kích động khủng bố, đồng thời tuyên bố thực hiện thêm một số biện pháp xử lý thông tin khiêu khích hoặc xuyên tạc nhằm đảm bảo Ramadan diễn ra trong yên bình. Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh kêu gọi người Palestine tuần hành đến Al Aqsa ngay lúc Ramadan bắt đầu.

Năm ngoái từng xảy ra đụng độ khi cảnh sát Israel tiến vào đền thờ. Vụ việc bị Ả Rập Saudi cùng Liên đoàn Ả Rập lên án.

Giữa tháng trước, thành viên nội các thời chiến Israel Benny Gantz tuyên bố lực lượng nước này sẽ tiến hành tấn công thị trấn cực nam Rafah của Dải Gaza nếu Hamas không thả số con tin còn lại trước lúc Ramadan bắt đầu. Hiện chưa rõ lúc nào Tel Aviv phát động chiến dịch quân sự.

lam.jpg
Người tị nạn Palestine ở Dải Gaza chào mừng Ramada trong cảnh khốn khó - Ảnh: Reuters

Tại Mỹ

Trong thông điệp gửi đến cộng đồng Hồi giáo trong lẫn ngoài nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết tìm cách tăng lượng hàng viện trợ cung cấp cho Dải Gaza, thúc đẩy đàm phán ngừng bắn, giữ ổn định lâu dài cho khu vực.

Công dân Mỹ gốc Pakistan Sonia Uddin cho biết gia đình mình đôi khi thích dùng hamburger ở bữa ifar (bữa ăn tối sau khi mặt trời lặn) và cà phê, bánh rán ở bữa suhoor (bữa ăn trước lúc mặt trời mọc). Bà cố gắng duy trì truyền thống mặc dù cậu con trai 14 tuổi nhất quyết ăn món Mỹ.

Uddin trông chờ được tham gia cầu nguyện, uống trà cùng bạn bè, gặp những người mà bà đã không gặp năm qua. Nhưng đối với Uddin cùng nhiều tín đồ Hồi giáo tại Mỹ khác, khoảnh khắc vui vẻ bị lu mờ bởi tình hình Gaza - nơi chiến tranh cướp đi sinh mạng của hơn 30.000 người đồng thời đẩy hàng trăm nghìn người khác đến bờ vực nghèo đói.

“Ramadan thường là khoảng thời gian tôi tách mình khỏi thế giới và tập trung vào mối liên hệ với đấng tối cao. Tuy nhiên năm nay tôi không thể làm vậy. Tôi cần giữ cho bản thân hoạt động để những người không có tiếng nói có thể được lắng nghe”, Uddin chia sẻ với AP.

Công dân Mỹ gốc Nigeria Zulfat Suara - quan chức Hồi giáo đầu tiên trong chính quyền thành phố Nashville (bang Tennessee) - cho biết Dải Gaza đứng đầu danh sách cầu nguyện của mình. Bà khẳng định: “Người Hồi giáo không còn xa lạ nữa. Phong tục, truyền thống của chúng tôi đã trở thành một phần của xã hội”.

Cư dân Nashville Ahmad Ayoub (công dân Mỹ gốc Palestine) trông chờ đến cuối tuần để đến trung tâm Hồi giáo thành phố, cũng như dùng bữa ifar cùng gia đình. Tuy nhiên anh cho biết bản thân cảm thấy tội lỗi khi mình được ăn uống đầy đủ trong khi họ hàng sống ở các vùng lãnh thổ Palestine đang đói khát.

Tại Indonesia

Tín đồ Hồi giáo đa dạng hóa bữa ifar bằng món ăn địa phương nơi họ sinh sống. Ở Ai Cập có mứt mơ dẻo gọi là qamar el-din, ở Syria, Lebanon và Jordan có bánh qatayef nhân kem, hạt và rưới siro.

Tại quốc gia sở hữu nền văn hóa phong phú như Indonesia, món ăn dùng trong Ramadan cũng rất đa dạng. Nhiều người sẽ thưởng thức rendang - thịt nấu nước dừa cùng gia vị địa phương.

Nhưng giá lương thực năm nay tăng cao do lạm phát toàn cầu và sản lượng lúa tại Indonesia sụt giảm. Đứng trong hàng dài người chờ mua gạo và nhu yếu phẩm nhà nước trợ cấp ở một điểm phân phối, cư dân Jakarta Sari Yanti than thở: “Giá cả lên cao quá. Mọi thứ liên quan đến nấu ăn đều tăng”.

Trên toàn thế giới, các đền thờ cùng tổ chức Hồi giáo cung cấp bữa ifar miễn phí cho người nghèo. Đây có thể là lần duy nhất trong cả năm họ được ăn thịt.

Tại Ai Cập

Đường phố thủ đô Cairo được trang trí bằng đèn sặc sỡ, tiệm bánh bán đầy đồ ngọt. Đài truyền hình giới thiệu phim dài tập chiếu vào khung giờ cao điểm lúc mọi người quây quần dùng bữa ifar.

“Ramada là tháng cầu nguyện, nhưng cũng là tháng tráng miệng”, một cư dân nói vui.

Tuy nhiên nơi vẫn có không ít người lâm vào cảnh khó khăn. Chính phủ Ai Cập để được nhận gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã chấp nhận “thả nổi” đồng nội tệ khiến giá cả tăng vọt.

Cứ 3 người Ai Cập thì có 1 người sống trong nghèo đói. Vài năm gần đây ngay cả tầng lớp trung lưu cũng chật vật kiếm sống. “Tình hình hiện tại rất khó khăn. Chúng tôi chỉ mua những thứ cần thiết mà thôi. Đối với nhiều người, thịt trở thành món xa xỉ”, công chức Abdel-Kareem Salah chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
11 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân Gaza đón lễ Ramadan trong cảnh khốn khó