Dùng tay bắt con rắn hổ chúa dài 2,5m, nặng hơn 5 kg trong bụi rậm, người đàn ông bị con rắn này tấn công dẫn đến nguy kịch. Rất may, bệnh nhân đã được các bác sĩ kịp thời cứu sống trong gang tấc.

Người đàn ông thoát chết sau khi dùng tay bắt rắn hổ chúa dài 2,5m

19/08/2020, 21:02

Dùng tay bắt con rắn hổ chúa dài 2,5m, nặng hơn 5 kg trong bụi rậm, người đàn ông bị con rắn này tấn công dẫn đến nguy kịch. Rất may, bệnh nhân đã được các bác sĩ kịp thời cứu sống trong gang tấc.

Con rắn hổ chúa dài 2,5m, nặng hơn 5kg đã được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy lấy ra - Ảnh: BVCC

Chiều tối 19.8, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị rắn hổ chúa dài dài 2,5m, nặng hơn 5kg tấn công nguy kịch sau khi người này dùng tay bắt sống con rắn.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Sang - Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân này là một người đàn ông ngụ ở Tây Ninh được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh trong tình trạng đặt nội khí quản và bóp bong bóng. Bệnh nhân liệt hoàn toàn tứ chi, đồng tử dãn to, mất phản xạ ánh sáng.

Qua điều tra bệnh sử, được biết, trước đó bệnh nhân này đã lên núi Bà Đen (Tây Ninh) phát hiện một con rắn hổ chúa rất lớn, có chiều dài lên đến 2,5m, nặng đến hơn 5kg. Dù biết rắn hổ chúa rất độc, nhưng hiệu quả kinh tế cao, bệnh nhân đã dùng tay bắt sống con rắn. Bất ngờ con rắn hổ chúa quay đầu cắn vào đùi bệnh nhân. Dù vậy, bệnh nhân vẫn quyết không thả con rắn mà tóm lấy đầu rắn.

Sau đó, người bạn đi cùng với bệnh nhân đã đưa anh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh để xử trí vết thương. Tại đây, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sụp mi, khó thở. Các bác sĩ tiến hành rửa sạch vết thương và dùng nẹp cố định chi bị cắn để hạn chế tối đa nọc độc rắn khuếch tán, nếu không nọc độc di chuyển vào tim, não… dẫn đến tử vong. Ngay sau đó, Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa, chuẩn bị máy thở và các phương tiện cấp cứu để hỗ trợ bệnh nhân. “Sau khi hội chẩn, chúng tôi quyết định cho bệnh nhân dùng máy thở hỗ trợ hô hấp, thuốc an thần. Đồng thời, sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Sau khi sử dụng 10 lọ thuốc huyết thanh và đánh giá lại, bệnh nhân có phản xạ đầu tiên là cử động được tay chân, mở mắt”, bác sĩ Sang cho hay.

Theo bác sĩ Sang, đến thời điểm hiện tại bệnh nhân đã tỉnh, cử động được và làm theo lệnh của bác sĩ nhưng vẫn còn phải thở máy. Hiện các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi biến chứng tim mạch, vì nọc độc rắn hổ chúa không chỉ có nguy cơ làm tổn thương các thần kinh cơ, liệt cơ mà còn gây tổn thương cơ tim.

Theo các chuyên gia y tế, rắn hổ chúa là một loài rắn lớn, nọc độc có độc tính rất cao, nạn nhân bị rắn cắn hổ chúa cắn thường có tỷ lệ tử vong cao, nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời. Do đó, khi bị rắn cắn cần phải băng bó kỹ vết thương, không để nọc độc di chuyển đến các cơ quan trọng yếu của cơ thể như tim, não...

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đàn ông thoát chết sau khi dùng tay bắt rắn hổ chúa dài 2,5m