Sáng 17.12, hàng trăm hộ dân lại chăng băng rôn, biểu ngữ ngay trước cổng Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) để yêu cầu nơi này phải bồi thường do gây ô nhiễm.

Người dân tụ tập đòi Sonadezi Long Thành bồi thường

17/12/2013, 20:38

Sáng 17.12, hàng trăm hộ dân lại chăng băng rôn, biểu ngữ ngay trước cổng Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) để yêu cầu nơi này phải bồi thường do gây ô nhiễm.

Ông Nguyễn Văn Trai (ấp 2, xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai), một hộ dân bị thiệt hại cho biết hiện còn 40 hộ bị ô nhiễm vẫn chưa được Sonadezi Long Thành bồi thường.
Ông Trai cho biết nhà ông bị chết nguyên vườn cây ăn trái, gồm 157 cây sầu riêng đang thu hoạch, hơn 20 cây chôm chôm, hơn 10 cây bòn bon… tổng thiệt hại khoảng 500-600 triệu đồng.
“Vụ Công ty Sonadezi Long Thành gây ô nhiễm, bị cảnh sát môi trường bắt quả tang đã hơn hai năm nhưng tới giờ chúng tôi chưa được bồi thường. Gần đây nhất, khoảng 5-6 tháng, Viện Tài nguyên và Môi trường nói những hộ dân chúng tôi cây bị chết do ngập úng, nhiễm mặn chứ không phải do hành vi xả thải của Sonadezi Long Thành gây ra. Vì vậy công ty lấy cớ này không chịu bồi thường cho chúng tôi”, ông Trai bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Thành (vừa chuyển công tác khác) kiêm thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh Đồng Nai về giải quyết bồi thường thiệt hại do Sonadezi Long Thành gây nên, cho biết bà chưa nghe thông tin dân tụ tập trước cổng Sonadezi Long Thành vào sáng 17.12.
“Còn 169 hộ dân được bồi thường 11,7 tỉ đồng thì đang chờ UBND tỉnh phê duyệt phương án, sẽ đền bù cho dân trước tết Nguyên đán 2014”, bà Hà khẳng định.
Nguoi dan tu tap doi Sonadezi Long Thanh boi thuong
Người dân tụ tập trước cổng Sonadezi Long Thành để đòi bồi thường thiệt hại.
Ông Võ Văn Luật, Chủ tịch UBND xã Tam An (huyện Long Thành), khẳng định đúng là có khoảng 40 hộ dân đang tập trung phản đối trước cổng Sonadezi Long Thành. “Chúng tôi đã cử mặt trận, đoàn thể, công an, quân sự… xuống giữ trật tự và khuyên người dân về, chuyện bồi thường sẽ tính sau chứ không nên tụ tập gây ra kẹt xe vào khu công nghiệp”, ông Luật nói.
Trước đó, 40 hộ dân tại lưu vực rạch Bà Chèo (xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai) tiếp tục gửi đơn kiện, đòi Sonadezi Long Thành phải bồi thường thiệt hại.
Đây là những hộ dân được xác định nằm trong vùng ô nhiễm do Sonadezi Long Thành gây nên. Trước đó, ban chỉ đạo bồi thường thiệt hại đã hướng dẫn kê khai tài sản thiệt hại theo biểu mẫu để được thẩm tra, bồi thường nhưng những hộ dân này không làm.
Đến khi ban chỉ đạo chi trả tiền bồi thường cho những hộ đã được thẩm tra, 40 hộ dân này mới làm đơn khiếu kiện. Do đó những hộ nông dân này đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng trực tiếp khảo sát thực tế, xem xét can thiệp giải quyết và yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường thỏa đáng.
Tháng 8.2011, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) phát hiện nhà máy xử lý nước thải tập trung của Công ty Sonadezi Long Thành xả 9.300 m3 nước thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Sonadezi Long Thành đã bị phạt 405 triệu đồng. Sau đó, 266 hộ dân ở xã Tam An, huyện Long Thành đã gửi đơn lên UBND xã Tam An đòi công ty này phải bồi thường thiệt hại về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, cây trồng và vật nuôi.
Viện Tài nguyên và Môi trường khẳng định nguồn gây ô nhiễm chính đối với rạch Bà Chèo là nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Long Thành (do 50 doanh nghiệp đấu nối về đây).
Viện Môi trường và Tài nguyên đã xác định nguyên nhân và phạm vi ô nhiễm là 114 ha trong tổng số 683 ha của lưu vực rạch Bà Chèo. Thiệt hại về nguồn lợi thủy sản tự nhiên từ năm 2008 đến tháng 8.2011 là 95%. Tuy nhiên, thiệt hại về cây trồng kết hợp ba yếu tố là ngập úng, nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước; còn thiệt hại về vật nuôi có thể do ba yếu tố là: kỹ thuật, dịch bệnh và nguồn nước bị ô nhiễm.
Trọng Mạnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân tụ tập đòi Sonadezi Long Thành bồi thường