Sau thương vụ Grab mua lại Uber và Uber chính thức trở thành cổ đông của Grab, nhiều khách hàng lo ngại giá cước rẻ cùng khuyến mại 'khủng' như lâu nay sẽ không còn. Các tài xế cũng sẽ không còn sự lựa chọn do Grab đã trở thành hãng xe công nghệ gần như độc quyền tại thị trường Việt Nam lúc này.

Người dùng lo khi không còn Uber cạnh tranh, Grab sẽ tha hồ tăng giá

Phan Diệu | 27/03/2018, 13:52

Sau thương vụ Grab mua lại Uber và Uber chính thức trở thành cổ đông của Grab, nhiều khách hàng lo ngại giá cước rẻ cùng khuyến mại 'khủng' như lâu nay sẽ không còn. Các tài xế cũng sẽ không còn sự lựa chọn do Grab đã trở thành hãng xe công nghệ gần như độc quyền tại thị trường Việt Nam lúc này.

Ngày 26.3, Grab chính thức phát đi thông báo về việc vừa thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Grab cho biết sẽ tích hợp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn của Uber tại Đông Nam Á vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương thức hiện có của đơn vị này.

Trong thương vụ này, Grab sẽ tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Việc mua được mảng dịch vụ của Uber đã giúp Grab trở thành dịch vụ gọi xe lớn nhất khu vực. Đồng thời, Grab sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng hơn tại Đông Nam Á - nơi được đánh giá là thị trường Internet lớn thứ 4 thế giới.

Sẽ không còn cước rẻ, khuyến mại khủng?

Việc Uber rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á đồng nghĩa với việc Grab gần như độc quyền trong lĩnh vực này tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Sau thương vụ này, đa phần khách hàng lo ngại nhiều khả năng cước rẻ cùng khuyến mại khủng cho người dùng sẽ không còn.

Theo bạn đọc Hùng Nguyễn, tác động lớn nhất của thương vụ mua bán này là khiến khách hàng và tài xế không còn nhiều sự lựa chọn khi thị trường chỉ có một nhà cung cấp lớn nhất. “Uber và Grab vốn cạnh tranh nhau bằng chính sách hỗ trợ tài xế và mã khuyến mại cho khách hàng. Khi không còn 2 dịch vụ, khách hàng có thể sẽ nhận được ít mã khuyến mại hơn.Chính sách với tài xế chắc chắn sẽ có sự thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và thương hiệu”.

Đồng quan điểm, bạn đọc Ngọc Hằng nhận định khi thị trường rơi vào thế độc quyền, không còn cạnh tranh thì chắc chắn Grab sẽ tăng giá. “Giờ Grab có tăng giá gấp đôi thì khách hàng cũng cố mà chịu, còn không thì quay lại với taxi hay xe ôm truyền thống. Khi độc quyền hình thành thì người tiêu dùng phải trả gấp đôi, gấp ba để bù lại giá rẻ quá khứ mà mình đã hưởng”.

Tương tự, bạn đọc Hồng Nhung nói rằng tháng nào cô cũng nhận được mã giảm giá của Uber và Grab. Liên tục có các đợt giảm giá đan xen, thậm chí là cùng lúc của hai hãng khiến cô có thói quen sử dụng taxi công nghệ do giá chỉ cao hơn việc đi xe ôm đôi chút mà lại không lo nắng mưa. Tuy nhiên, khi Grab đã mua lại Uber thì theo cô không còn lý do gì để Grab khuyến mại mạnh tay, bởi Grab không còn đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Khi cạnh tranh giảm đi, người dùng sẽ luôn là đối tượng bất lợi.

Tài xế không còn sự lựa chọn

Bạn đọc Duy Trần nói rằng, hiệnGrabchiếm ưu thế trong lĩnh vực đặt xe công nghệ và đã có nhiều điều bất cập xảy ra. Đơn cử như trường hợp khi có số lượng tài xế tham gia quá đông thì Grab khóa tài khoản của các tài xế một cách vô lý. Một số tài xế không vi phạm, Grab không chứng minh được lỗi vi phạm của tài xế nhưng vẫn bị khóa tài khoản. Tiền tài xế nạp vào app sau khi bị khóa cũng rất khó lấy lại được.

“Một ngày có hàng trăm tài xế gia nhập Grab và hàng trăm tài xế vi phạm cũng như không vi phạm bị khóa tài khoản, thế nên số tiền Grab hưởng lợi từ app bị khóa là rất lớn. Ngoài ra, các tài xế còn bị ép phạt những khoản tiền vô lý, ví dụ như trong thời gian rảnh, tài xế Grab Bike không nhận cuốc, không mở app để nhận khách nhưng lại đội nón Grab để đi chơi, nếu bị đội ngũ Grab bắt gặp và chụp hình thì bị quy cho tội không mặc đồng phục và ép phạt 200.000 đồng mới cho hoạt động lại. Như vậy, bây giờ Grab độc quyền thì càng khổ các tài xế bởi họ không còn sự lựa chọn. Thị trường mà độc quyền thì cũng không bao giờ có lợi cho khách hàng”, bạn đọc Duy Trần phân tích.

Bạn đọc Thanh Hùng cũng nhận định: “Hiện tại, có thể thấy tài xế đối tác Grab đang là những người cầm dao đằng lưỡi, còn Grab cầm đằng chuôi. Trước kia, tài xế có thể phản đối việc Grab tăng mức thu chiết khấu bằng cách dọa là ‘nếu hãng không điều chỉnh mức thu hợp lý, chúng tôi sẽ sang lái cho Uber’. Lúc đó, Grab có thể nhân nhượng để giữ chân tài xế. Tuy nhiên, hiện nay tài xế không thể đưa ra lý do này nữa bởi Grab đã độc quyền và sẽ không ngạc nhiên nếu Grab đơn phương đưa mức chiết khấu về lại mức cao trước đó”.

Cơ hội cho taxi truyền thống thay đổi

Trái ngược với ý kiến trên, bạn đọc Hoàng Hà cho rằng, sau thương vụ này, Grab sẽ đẩy mạnh khuyến mãi để hạ gục taxi truyền thống, sau đó mới chiếm thế độc quyền. Mặc dù vậy, đây cũng là thời điểm thích hợp để taxi truyền thống có nhiều đông lực thay đổinhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, hoặc một mô hình dịch vụ xe mới có thể sẽ xuất hiện để cạnh tranh với Grab.

Tương tự, bạn đọc L.Đ.Phú cũng đánh giá việc Grab mualạiUberlà cơ hội cho taxi truyền thống tăng sức cạnh tranh trở lại. Từ thương vụ này, taxi truyền thống sẽ có cơ hội để cải thiện dịch vụ, từ tài xế, giá cả, hệ thống thanh toán đến chất lượng xe sạch sẽ.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp 'Rực rỡ sắc màu Tây Bắc'
một giờ trước Văn hóa
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7.5.1945 – 7.5.2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024), tối 5.5, tại Quảng trường 19.8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dùng lo khi không còn Uber cạnh tranh, Grab sẽ tha hồ tăng giá