Nhiều công ty đã lạm dụng chương trình thực tập sinh để lôi kéo người lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc, nhưng số tiền họ nhận được thấp hơn rất nhiều so với quy định.

Người lao động nước ngoài bị bóc lột tại Nhật Bản

Một Thế Giới | 24/02/2016, 19:49

Nhiều công ty đã lạm dụng chương trình thực tập sinh để lôi kéo người lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc, nhưng số tiền họ nhận được thấp hơn rất nhiều so với quy định.

Bà Tang Xili, quốc tịch Trung Quốc, đến Nhật Bản vào năm 2013 với hy vọng kiếm đủ tiền trong 3 năm để có thể xây dựng một ngôi nhà mới cho con gái. Tuy nhiên, hiện tại bà Tang đang sống ở một căn hộ do công đoàn lao động Nhật Bản bố trí, sau khi ngừng làm việc. Nhà tuyển dụng vẫn còn nợ lương của bà khoảng 3,5 triệu yen (43.800 USD).  

Bà Tang cho biết phải làm việc nhiều giờ, 6 ngày/tuần, nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu cho giờ làm thêm. Ngoài ra, bà cũng không thể thay đổi nơi làm việc theo hợp đồng trước đó với các công ty. “Tôi thật sự thấy hối tiếc khi đến Nhật Bản”, bà Tang cho biết.

Bà chỉ là một trong số hơn 180.000 lao động nước ngoài tại Nhật Bản được cấp giấy phép lao động theo một chương trình của chính phủ, nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, một số công ty Nhật Bản đã lợi dụng chương trình này để qua mặt các quy định nghiêm ngặt về lao động nước ngoài.
Nguoi lao dong nuoc ngoai bi boc lot tai Nhat Ban-hinh-anh-1
Ngày càng nhiều người lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc. 
Các công ty đã tìm được một nguồn cung cấp lao động giá rẻ cho 72 ngành nghề trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm và dệt may. Người thuê bà Tang trước đây là công ty Takara Seni, một nhà sản xuất dệt may.

Chính quyền Tokyo hiện có kế hoạch mở rộng chương trình đào tạo từ 3 lên 5 năm và thành lập một cơ quan giám sát để ngăn chặn việc lạm dụng của các công ty. Giáo sư luật Kazuteru Tagaya tại Đại học Dokkyo, người đứng đầu một nhóm chuyên gia đang tìm cách khắc phục các hạn chế trong Chương trình đào tạo kỹ thuật, lo ngại rằng nếu không có sự giám sát phù hợp, việc mở rộng chương trình sẽ dẫn đến nhiều sai phạm hơn từ các công ty.

Bộ Lao động Nhật Bản đã công bố một số công ty thường trả lương dưới mức lương tối thiểu, yêu cầu người lao động đặt cọc tiền, tịch thu hộ chiếu hay điện thoại di động. Tuy nhiên số người lao động đến quốc gia này và làm việc tại các công ty vi phạm vẫn không ngừng tăng lên.

Bộ trưởng Shigeru Ishiba nhận định: “Thực tế là có rất nhiều người tham gia chương trình đào tạo của Nhật Bản là những người lao động nghèo, không phải là học viên kỹ thuật thực sự”.

Bà Tang nói rằng bà phải trả cho công ty tuyển dụng tại Trung Quốc hơn 30.000 nhân dân tệ (6.500 USD) để tìm một công việc tại Nhật Bản với lời hứa tiết kiệm được khoảng 5 triệu yen sau khi trở về. Và bà đã kiếm được 140.000 yen/tháng sau khi người chủ trừ tiền nhà, điện nước và dịch vụ internet. Mặc dù mức lương cao gấp 2 lần tại Trung Quốc, nhưng thời gian làm việc cũng nhiều hơn.

Hàn Giang (theo Bloomberg )

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
10 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người lao động nước ngoài bị bóc lột tại Nhật Bản