Jonathan Schanzer là phó chủ tịch cấp cao mảng nghiên cứu tại Trung tâm Bảo vệ nền dân chủ, nơi Eric Lorber là giám đốc cấp cao của trung tâm này về mảng sức mạnh kinh tế và tài chính. Cả hai trước đây làm việc cho Bộ Tài chính Mỹ. Họ vừa có bài viết trên Washington Post mách nước cho chính quyền Mỹ cách rút ruột Hồng Kông. Một Thế Giới chuyển đến bạn đọc nội dung bài viết.

Người Mỹ tính kế rút ruột tài chính Hồng Kông khỏi Trung Quốc

24/07/2020, 14:13

Jonathan Schanzer là phó chủ tịch cấp cao mảng nghiên cứu tại Trung tâm Bảo vệ nền dân chủ, nơi Eric Lorber là giám đốc cấp cao của trung tâm này về mảng sức mạnh kinh tế và tài chính. Cả hai trước đây làm việc cho Bộ Tài chính Mỹ. Họ vừa có bài viết trên Washington Post mách nước cho chính quyền Mỹ cách rút ruột Hồng Kông. Một Thế Giới chuyển đến bạn đọc nội dung bài viết.

Hồng Kông là điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung - Ảnh: Internet

Trong bài phát biểu trước các thống đốc Mỹ vào tháng 2, Ngoại trưởng Mike Pompeo cảnh báo rằng Trung Quốc đang tích cực làm việc để khai thác các lỗ hổng của Mỹ ở nhiều mức độ. Nhưng vỏ quýt dày có móng tay nhọn.

Vào tháng 6, Trung Quốc đã áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc của mình lên Hồng Kông, mở rộng phạm vi bộ máy an ninh lên toàn đặc khu. Bây giờ các doanh nghiệp muốn rời khỏi đây. Một cuộc khảo sát trong tháng này của Phòng Thương mại Mỹ tại Hồng Kông cho thấy 76% số người được hỏi rằng “một phần nào đó” hoặc “cực kỳ quan tâm” đến luật an ninh quốc gia mới và 63% lo ngại rằng luật này sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng kinh doanh của Hồng Kông. 35% dân Hồng Kông được khảo sát cho biết họ đang xem xét kế hoạch di dời vốn, tài sản hoặc hoạt động kinh doanh của mình. Khi các nhà chức trách sử dụng luật pháp để đàn áp phong trào dân chủ, những cảm nghĩ này có thể sẽ tăng lên.

Đó một câu chuyện đáng buồn. Kết quả sự di dời sở hữu trí tuệ và vốn từ Trung Quốc sẽ rất đáng kể. Nhưng Mỹ có được vị thế để sẵn sàng giúp đỡ và nước này nên nắm bắt cơ hội. Nếu sự di dời đó có thể được nhắm đến Mỹ, thậm chí chỉ một phần, lợi ích kinh tế đạt được có thể là rất lớn.

Các công ty công nghệ Mỹ đã thực hiện một động thái chỉ ra những rắc rối phía trước cho các doanh nghiệp ở Hồng Kông. Facebook, Google và Twitter đã đình chỉ việc xử lý các yêu cầu của chính phủ đối với dữ liệu người dùng trong phạm vi lãnh thổ, lo sợ rằng lượng thông tin này có thể bị Bắc Kinh lạm dụng. Nếu Trung Quốc mở rộng “tường lửa vĩ đại” của mình sang Hồng Kông, các công ty ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi.

Không chỉ những gã khổng lồ công nghệ là những doanh nghiệp chịu thiệt hại. Hồng Kông là một trung tâm ngân hàng lớn và là một lãnh thổ nơi kinh doanh toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Các tổ chức tài chính có lý do chính đáng để lo ngại về sự xâm lấn của Bắc Kinh. Các ngân hàng tìm cách duy trì danh tiếng vững chắc cũng sẽ ghê tởm viễn cảnh bị gộp chung với một số đối thủ kém minh bạch hơn hoạt động trên đại lục Trung Quốc.

Có 56 ngân hàng được thành lập tại Hồng Kông. Các ngân hàng được chia thành ba tầng (được cấp phép, giấy phép hạn chế và ký gửi). Một số có cơ sở tại Trung Quốc. Những ngân hàng khác có trụ sở ở nơi khác và đã có sự hiện diện ở Mỹ.

Nhưng đối với những ngân hàng tìm kiếm một trụ sở mới hoặc sự hiện diện lớn hơn tại Mỹ, Washington nên xem xét đưa ra các ưu đãi thuế hào phóng. Các tiểu bang cũng nên xem xét việc cung cấp các lợi ích bổ sung, như trợ cấp trong xây dựng hoặc các khoản vay lãi suất thấp. Những thực tiễn này sẵn đã được áp dụng khi các tiểu bang cạnh tranh mở chi nhánh mới của Amazon, lấy ví dụ, điều này có tiềm năng gây tăng trưởng kinh tế địa phương và khu vực. Các tiểu bang ven Thái Bình Dương, đặc biệt chú ý, nên xem xét các khoản đầu tư như vậy, vì West Coast là một bãi đáp thích hợp cho các tổ chức tài chính và ngân hàng.

Các cơ hội này không chỉ tới với các ngân hàng. Dữ liệu từ Cơ quan Đăng ký công ty Hồng Kông chỉ ra rằng vào tháng 5.2020 có khoảng 1,3 triệu công ty địa phương được thành lập và đăng ký tại Hồng Kông. Trong số các công ty đó, có 850 là công khai. Cần có sự hành động ở cả cấp tiểu bang và liên bang, để thu hút những công ty có lợi cho nền kinh tế Mỹ.

Mỹ không nên chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp. Nhiều cư dân Hồng Kông có trình độ học vấn cao, có chuyên môn sâu về thị trường tài chính và các ngành công nghiệp quan trọng khác. Cao hơn cả những tiếng gọi của đạo đức trong việc hỗ trợ các công dân yêu-tự-do từ đặc khu đang mất dần quy chế đặc cách, dang tay chào đón đối với những người di cư Hồng Kông là một chiến thắng cho Mỹ. Điều đó thúc đẩy nền kinh tế Mỹ bằng cách bổ sung vốn trí tuệ mới có giá trị, suy giảm khả năng Trung Quốc được hưởng lợi từ tài năng và năng suất của Hồng Kông và hỗ trợ các giá trị dân chủ và tự do của Mỹ.

Đặt thảm đỏ chào mừng cho người Hồng Kông và doanh nghiệp của họ không phải là khó khăn. Đã quá muộn để thêm vào các điều khoản trong Đạo luật tự trị Hồng Kông mới ký, trong đó áp dụng các phê chuẩn mới đối với những người làm suy yếu các quyền và sự tự do của Hồng Kông. Nhưng Quốc hội nên xem xét điều chỉnh các lập pháp hiện tại nhằm bảo vệ người dân Hồng Kông, bao gồm giảm tải các hạn chế về thị thực khi đến với Mỹ. Giảm tải các hạn chế kinh doanh cũng nên được áp dụng.

Phải thừa nhận rằng, nhiều người Hồng Kông sẽ muốn nán lại trong khu vực. Các lựa chọn khác bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Úc hoặc các quốc gia khác hoạt động tự do không có sự kiểm soát của Trung Quốc. Một số người cũng có thể chọn đi đến Anh, nước đã thực hiện các bước để giúp họ rời khỏi Hồng Kông.

Nhưng đối với người dân và các doanh nghiệp ở Hồng Kông, Washington nên khẳng định rằng Mỹ vẫn là một vùng đất của cơ hội. Hiệu ứng ròng có thể là một sự chuyển giao khổng lồ của cải và tài sản trí tuệ từ Trung Quốc sang Mỹ chứ không phải theo chiều ngược lại. Một bước đi có lợi cho đôi bên.

Hoàng Phương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ tính kế rút ruột tài chính Hồng Kông khỏi Trung Quốc