Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động nhận định mặc dù chính sách đã được nới lỏng cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, song chúng ta đừng quá kỳ vọng việc này ngay lập tức đẩy thị trường bất động sản phát triển.

Người nước ngoài mua nhà: “Đừng ảo tưởng 1.7 là cây đũa thần”

Một Thế Giới | 06/06/2015, 20:04

Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động nhận định mặc dù chính sách đã được nới lỏng cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam, song chúng ta đừng quá kỳ vọng việc này ngay lập tức đẩy thị trường bất động sản phát triển.

Sắp tới (1.7), Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Trong dự thảo này có nêu rõ, đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Nhiều người cho rằng việc mở rộng cho người nước ngoài được mua bán nhà tại Việt Nam sẽ giúp thu hút đầu tư và tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng. Thông qua những quy định mới được nới lỏng này, thị trường Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài sinh sống và làm việc tại đây. Bên cạnh đó, sẽ bắt đầu “cuộc chơi” bình đẳng giữa người nước ngoài và người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đều khẳng định rằng, đừng nên xem việc người nước ngoài được sở hữu nhà là “cây đũa thần” giúp giảm lượng nhà ở đang tồn kho trên thị trường hiện nay.
Mới đây (28.5), tại Tọa đàm Triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam do Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng, dù chính sách chúng ta đã có nhưng đừng ảo tưởng 1.7 là “cây đũa thần”.
Ông Châu lý giải rằng, 1.7 luật này mới có hiệu lực và sau thời gian đó còn phải chờ các nghị định, thông tư hướng dẫn. Khi luật đi vào cuộc sống cũng cần phải có thời gian để kiểm nghiệm thì mới rút ra được nó có tác động lớn đến thị trường bất động sản hay không. Bên cạnh đó, người nước ngoài vẫn có tâm lý chờ đợi để xem những quy định dưới luật sẽ được thực thi như thế nào.
Hiện thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam còn rườm rà trong khi người nước ngoài tại Việt Nam thường vài ba năm lại thay đổi chỗ ở theo công việc nên mức tác động lên thị trường không cao, sức mua của thị trường cũng chỉ 1-2%.
Ngoài ra, ông Châu cũng cho biết, hiện tại TP.HCM có khoảng 80.000 người Hàn Quốc, 8.000 người Nhật, 120.000 người Đức và trên 6.000 người Philippines đang sinh sống và làm việc. Tính chung, cả nước có khoảng 500.000 ngàn người nước ngoài, trong đó có khoảng 30.000 CEO cao cấp đang sống và làm việc lâu dài và muốn sở hữu nhà ở. Do đó, đây là một lượng cầu đáng kể để giải quyết lượng hàng tồn kho của bất động sản, nhất là với phân khúc trung và cao cấp…
Song song đó, tại tọa đạm này, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đều khẳng định rằng, từ năm 2016 trở đi, tính cạnh tranh trên thị trường bất động sản Việt Nam sẽ gay gắt hơn. Vì vậy, những doanh nghiệp không đủ tiềm lực, thiếu kinh nghiệm và khả năng hoạt động yếu sẽ bị đào thải. Mặt khác, đây còn là thời điểm đánh dấu sự phát triển và hội nhập rất lớn của thị trường bất động sản Việt Nam và khu vực. Không những vậy, đây cũng là cơ hội lớn để cho các nhà đầu tư nước ngoài mua lại dự án…
Theo quy định trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua và sở hữu loại nhà ở thương mạị trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Đồng thời, chỉ được mua không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư thương mại.
Những sửa đổi này đang được đánh giá là đã nới lỏng và đánh dấu bước đi quan trọng trong việc mở cửa thị trường bất động sản cho các người nước ngoài.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
11 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người nước ngoài mua nhà: “Đừng ảo tưởng 1.7 là cây đũa thần”