Ngày 14.4, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ), cho biết, vừa phẫu thuật thành công, cắt toàn bộ khối bướu giáp thòng - 1 dạng khối u của tuyến giáp phát triển lớn vào trong lồng ngực. Bệnh nhân này bị khối bướu thòng từ cổ xuống tận ngực.

Người phụ nữ mang khối bướu thòng từ cổ xuống ngực

14/04/2020, 13:58

Ngày 14.4, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ), cho biết, vừa phẫu thuật thành công, cắt toàn bộ khối bướu giáp thòng - 1 dạng khối u của tuyến giáp phát triển lớn vào trong lồng ngực. Bệnh nhân này bị khối bướu thòng từ cổ xuống tận ngực.

Bác sĩ xem xét khối bướu qua hình ảnh - Ảnh: Nguyễn Hồ

Bướu giáp thòng (Goitre Plongeant) là 1 bệnh lý đặc biệt của khối u vùng trung thất trên. Bướu giáp thòng trung thất chiếm tỉ lệ nhỏ (3-20%) trong các trường hợp bướu giáp. Bệnh làm xô đẩy các cơ quan lân cận, chèn ép mạch máu, đặc biệt là các mạch máu quan trọng như động mạch cảnh, động mạch chủ ngực gây thiếu máu lên não. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh có thể gây phù áo khoác - tình trạng phù nề nửa trên cơ thể…

Ngoài ra, bệnh còn gây bệnh tăng huyết áp nửa trên, chóng mặt, nguy cơ tai biến mạch máu não… Dấu hiệu nhận biết của bệnh là bướu to ở cổ, gồm 1 khối to choán chỗ vùng trung thất trước. Phần lớn trường hợp có thể sờ thấy 1 tuyến giáp phì đại ở cổ. Bướu giáp thòng làm to cả cổ người bệnh. Qua siêu âm sẽ thấy khối u kéo dài liên tục từ cổ xuống hõm ức, làm mất hõm ức.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cũng vừa điều trị thành công cho trường hợp bướu giáp thòng. Người bệnh là bà N.T.P. (SN 1951, ngụ H.Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh). Theo chia sẻ từ gia đình, bà phát hiện bướu ở cổ từ 40 năm trước, thấy bướu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên chưa can thiệp phẫu thuật. Gần đây, bà bắt đầu cảm thấy mệt, chóng mặt, đôi lúc không thể ngồi dậy được…

Ngày 6.4.2020, gia đình đưa bà vào cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Kết quả siêu âm cho thấy khối bướu giáp thòng to 32 x 70mm, phát triển từ cổ xuống ngực giữa xương ức. Do khối bướu giáp to, êkip phẫu thuật phải tiến hành mở ngực chẻ dọc xương ức vào trung thất, tách bóc toàn bộ khối u. Sau phẫu thuật, sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và đang được chăm sóc tại đơn vị Tim mạch của bệnh viện.

Khối bướu sau khi được bóc tách - Ảnh: Nguyễn Hồ

Đây là một trường hợp bệnh lý khó và ít gặp, người bệnh lại lớn tuổi với nhiều nguy cơ. Chính vì thế, việc phẫu thuật đòi hỏi sự chính xác cũng như sự phối hợp giữa nhiều chuyên khoa: phẫu thuật bướu giáp, tim mạch, gây mê hồi sức… Quá trình điều trị chăm sóc và điều trị hồi sức sau phẫu thuật cũng là những bước quan trọng để phòng các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng, suy gan thận.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Nếu phát hiện bướu giáp, nên đến các trung tâm y tế uy tín để khám và điều trị. Tránh để lâu và điều trị sai cách dẫn đến việc bướu phát triển thòng sâu. Khi đó, không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn rất khó khăn trong điều trị.

Nguyễn Hồ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người phụ nữ mang khối bướu thòng từ cổ xuống ngực