Với những thao tác đơn giản bằng điện thoại thông minh hoặc sử dụng chính máy quét tại siêu thị để truy xuất nguồn gốc thịt lợn mà mình sẽ mua và sử dụng.

Người Sài Gòn sẽ truy xuất được nguồn gốc thịt lợn

Hồ Phước Đông | 16/12/2016, 13:23

Với những thao tác đơn giản bằng điện thoại thông minh hoặc sử dụng chính máy quét tại siêu thị để truy xuất nguồn gốc thịt lợn mà mình sẽ mua và sử dụng.

Sáng 16.12, Sở Công Thuơng TP.HCM phối hợp cùng Co.opmart Quang Trung tổ chức triển khai đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn. Đề án này nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Thực phẩm sạch đang là vấn đề ‘nóng hổi’ luôn được người dân quan tâm đặc biệt.

Theo thông tin từ Sở Công Thuơng TP.HCM, đề án này được triển khai tại 346 điểm bán lẻ, cơ sở kinh doanh (ước đạt 20% nhu cầu của thị trường). Cụ thể, người tiêu dùng có thể dễ dàng cài ứng dụng Te-Food vào điện thoại, từ đó có thể quét mã QR (được đính kèm trên sản phẩm thịt lợn)máy tính bảng thông qua Google Store, App Store và Windows Market. Đối với những người không sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng có thể nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn trực tiếp tại điểm bán hoặc qua trang webte-food.comcủa đề án.

Nhân viên siêu thị Co.omart huớng dẫn người mua hàng cách truy xuất nguồn gốc thịt lợn.

Sau thao tác dễ dàng, người mua hàng có thể truy xuất được thông tin về trang trại chăn nuôi, đơn vị thumua, mã kiểm dịch, ngày giết mổ, ngày bán, quầy bán, cơ sở giết mổ. Với việc mọi thông tin về thịt lợn được người tiêu dùng biết rõ, các đơn vị kinh doanh buộc phải có trách nhiệm với sản phẩm khi ra thị trường nếu không muốn bị tẩy chay, thậm chí bị xử lý.

Theo tính toán, với việc áp dụng công nghệ này chi phí tăng thêm cho mỗi kg thịt lợn chỉ 200 đồng. Khi được hỏi về ứng dụng này, bà Nguyễn Thị Hoàng Hoa (54 tuổi, nội trợ trong gia đình, ngụ quận Gò Vấp) chia sẻ:

“Việc chỉ tăng 200 đồng trên mỗi kg để có thể truy xuất nguồn gốc thịt lợnkhông thành vấn đề. Tôi nghĩ, quan trọng hàng đầu là người mua được sử dụng thịt sạch, đảm bảo cho sức khỏe. Tuy nhiên, tôi không biết cụ thể quy trình truy xuất này thông tin có được đảm bảo chính xác hay không. Bởi thông tin tôi truy xuất là do nhà cung cấp đưa ra, vẫn chưa thể kiểm chứng được thông tin đúng hay không. Tôi cảm thấy đây vẫn là đề án tích cực và cần mở rộng hơn trên phạm vi cả nước”.

Bà Trần Nguyễn Anh Thư (61 tuổi, ngụ Gò Vấp) cho biết: “Tôi cảm thấy an tâm hơn rất nhiều sau khi truy xuất được nguồn gốc thịt lợnmà mình mua. Tôi khá tin tưởng vào hệ thống siêu thị, khi nguồn thịt rõ ràng buộc những nhà cung ứng sản phẩm phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng. Việc chi phí phát sinh cho việc truy xuất này thật sự không đáng kể”.

Theo Sở Công Thương TP.HCM, trong thời gian thí điểm đã có 60 cơ sở với khoảng hơn 1.000 trang trại, khả năng cung ứng sản lượng lên đến 10.000 con/ngày, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường thành phố tham gia đề án. Ngoài ra, đề án thu hút sự tham gia của 18 cơ sở giết mổ thuộc TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai.

Theo kế hoạch, đề án được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 16.12.2016, giai đoạn hai bắt đầu từ tháng 3.2017. Sau mặt hàng thịt lợn, những loại thịtgia súc, gia cầm và rau củ quả khácsẽ được đưa vào đề án truy xuất nguồn gốc.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Sài Gòn sẽ truy xuất được nguồn gốc thịt lợn