Nhà hoạt động trẻ Hồng Kông Hoàng Chi Phong đã yêu cầu chính quyền đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) phải có phản ứng về vụ Thái Lan bắt giữ anh theo yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh. Ngày 6.10, anh đã kể lại chuyện bị trục xuất khỏi Thái Lan trong chương trình phát thanh của Hồng Kông.

Nhà hoạt động Hoàng Chi Phong bị trục xuất khỏi Thái Lan như thế nào?

Cẩm Bình | 06/10/2016, 16:09

Nhà hoạt động trẻ Hồng Kông Hoàng Chi Phong đã yêu cầu chính quyền đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) phải có phản ứng về vụ Thái Lan bắt giữ anh theo yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh. Ngày 6.10, anh đã kể lại chuyện bị trục xuất khỏi Thái Lan trong chương trình phát thanh của Hồng Kông.

Sau khi bị tạm giữ trong 12 tiếng tại Thái Lan, nhà hoạt động Hoàng Chi Phong nổi tiếng qua phong trào “Cách mạng Dù” năm 2014, đã trở về Hồng Kông trong ngày 5.10.

Xuất hiện trong một chương trình phát thanh Hồng Kông vào ngày 6.10, Hoàng Chi Phong đã kể lại quá trình bị tạm giữ và yêu cầu chính quyền đặc khu Hồng Kôngphải có phản ứng về vụ này.Theo Hoàng, từ chối cho ai đó nhập cảnh là quyền của một quốc gia, nhưng một quốc gia từ chối cho một cá nhânnhập cảnh vì cá nhân đónằm trong danh sách đen của một quốc gia khác thì thật không thể hiểu nổi.

Hoàng Chi Phong nói:“Tôi có phải là mối đe dọa cho an ninh quốc gia hay không là do họ (Thái Lan) quyết định. Nhưng tôi bị sốc khi họ nói với tôi rằng tôi bị từ chối nhập cảnh vì tôi bị một quốc gia khác (Trung Quốc) truy bắt. Tôi nghĩ Sở Cảnh sát và Cục Xuất nhập cảnh Hồng Kông có trách nhiệm tìm hiểu vụ việc này”.

Hoàng cũng cho biết sẽ cố không đến Thái Lan hay Malaysia một lần nào nữa. Anh cũng kêu gọi cácnhà hoạt động từng tham gia phong trào “Cách mạng Dù” phải thận trọng.

Hoàng Chi Phong công bố văn bản do phía Thái Lan cung cấp, trong đó cáo buộc anh vi phạm quy định nhập cảnhđịa phương - Ảnh: Apple Daily

Trong chương trình phát thanh, Hoàng kể lại mình đã bị 20 cảnh sát lẫn nhân viên xuất nhập cảnh Thái Lan bao vây khi vừa bước xuống thang rời khỏi máy bay. Họ đã yêu cầu anh khai báo họ tên, sau đótịch thu hộ chiếu và bắt giam anh.

Hoàng cho biết: “Vào lúc đó tôi nghĩ cơ hội để được nhập cảnh là 50-50, như tôi đã từng bị Malaysia trục xuất trước đó (tháng 5.2015), nhưng tôi chưa từng nghĩ đến sẽ bị chặn lại ngay trước khi bước được xuống sân bay”.

Sau đó, Hoàng yêu cầu cơ quan chức năng Thái Lan giải thích mình đã phạm luật gì, yêu cầu được có luật sư và liên lạc với Cục Xuất nhập cảnh Hồng Kông lẫn gia đình. Tuy nhiên, cả 3 yêu cầuđều bị từ chối.Hoàng cũng không được có người phiên dịch và bị nhốt riêng biệt trong một nhà giam suốt đêm.

Hoàng cho biết anh đã rất sợ mình sẽgiống như những người bán sách Hồng Kông mất tích bí ẩn trong khoảng thời gian trước, bị đưa sang Trung Quốc đại lục và gán cho một tội danh.

Trước đó,Hoàng Chi Phong được mời đến Thái Lan để diễn thuyết tại Đại học Chulalongkorn nhânkỷ niệm 40 năm sự kiện quân đội thảm sát sinh viên biểu tình tại Đại học Thammasat ngày 6.10.1976. Tuy nhiên, khi vừa tới sân bay quốc tế Suvarnabhumi (Bangkok) thì anh bị bắt đi.

Giới chức Thái Lan sau đó cho biết Hoàng bị từ chối nhập cảnh và bị tạm giữ theo yêu cầu từ chính quyền Bắc Kinh. Sau khi Hoàng bị tạm giữ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc tôn trọng mọi biện pháp quản lý nhập cảnh hợp pháp của Thái Lan”.

Cẩm Bình (theo South China Morning Post)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
13 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà hoạt động Hoàng Chi Phong bị trục xuất khỏi Thái Lan như thế nào?