Sáng 20.11 tại TP.HCM, Triển lãm Quốc tế Viễn thông & Công nghệ thông tin lần thứ 15 (Vietnam Telecomp 2013) khai mạc với hơn 200 đơn vị trong nước và quốc tế tham gia giới thiệu sản phẩm và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông như dịch vụ giá trị gia tăng di động, truyền hình cáp, trải nghiệm tivi thông minh, thiết bị di động và giải trí…

Nhà mạng quyết không “bỏ” OTT

Một Thế Giới | 21/11/2013, 07:51

Sáng 20.11 tại TP.HCM, Triển lãm Quốc tế Viễn thông & Công nghệ thông tin lần thứ 15 (Vietnam Telecomp 2013) khai mạc với hơn 200 đơn vị trong nước và quốc tế tham gia giới thiệu sản phẩm và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông như dịch vụ giá trị gia tăng di động, truyền hình cáp, trải nghiệm tivi thông minh, thiết bị di động và giải trí…

           

vt

Tuy nhiên, sự kiện được nhiều người chú ý nhất tại triển lãm này chính là hội thảo Bàn tròn chuyên đề về dịch vụ tin nhắn, gọi điện miễn phí trên internet (OTT).

Từ đầu năm đến nay, OTT đã phát triển khá mạnh tại Việt Nam với gần chục doanh nghiệp “tham chiến”. Viber tuyên bố sẽ có 10 triệu thuê bao tại Việt Nam vào cuối năm nay. Trong khi đó, cuộc chiến giữa các OTT nội (Zalo) và ngoại (Line, Kakao Talk) có phần thắng tạm nghiêng về Zalo khi họ tuyên bố đạt 5 triệu người dùng vào 24.9.2013. Có thể vài tháng tới sẽ có thêm thương hiệu OTT mới chính thức nhập cuộc.

Sự lớn mạnh nhanh chóng của dịch vụ OTT đã khiến nhà mạng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, thất thu.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc Viettel, cho biết mặc dù không thể bóc tách được một cách chính xác, song qua theo dõi, Viettel nhận thấy doanh thu trung bình từ 1 thuê bao 3G sử dụng smartphone có cài đặt ứng dụng OTT thường giảm khoảng 15-20%.

Cũng theo ông Hùng, thay vì cấm thì nên tạo một không gian để các dịch vụ OTT phát triển và nên đưa OTT vào khuôn khổ để quản lý. Tuy vậy, tính chất của OTT là dịch vụ “3 không”: Không hợp tác với nhà mạng, không quản lý và không biên giới.

Tương tự, ông Nguyễn Đình Chiến – Phó Tổng giám đốc MobiFone cho rằng, cần có mô hình win – win để phát triển dịch vụ OTT. Thoại trên OTT hay thoại trên GSM đều giống nhau cho nên OTT cũng phải có giấy phép cung cấp dịch vụ tho lý giá bán, quản lý chất lượng cũng như không được phép bù chéo dịch vụ.

Vào khoảng đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã ra chỉ thị về tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế. Trong đó yêu cầu các nhà mạng Việt Nam phải chủ động nghiên cứu và thử nghiệm những mô hình hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ OTT.

Nhiều người cho biết họ trông đợi Hội thảo Bàn tròn chuyên đề OTT này có thể đưa ra chính sách quản lý hay mô hình hợp tác cụ thể nào đó đối với dịch vụ OTT và nhà mạng.

Điều này đang là yếu tố hết sức cần thiết để cả nhà mạng và các doanh nghiệp OTT định hình rõ cho chiến lược phát triển của mình. Nếu để một thời gian dài nữa mới đưa ra vấn đề này sẽ gây khó khăn cho tất cả các bên gồm: cơ quan quản lý nhà nước, nhà mạng và doanh nghiệp OTT. 

Việt Lê

Ảnh: Việt Lê

           
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà mạng quyết không “bỏ” OTT