Đài CNN đưa tin vào ngày 8.5, nhà máy Mammoth được thiết kế để hút khí CO2 ra khỏi bầu khí quyển đặt tại Iceland chính thức đi vào hoạt động.
Khoa học - công nghệ

Nhà máy hút CO2 lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

Cẩm Bình 09/05/2024 19:47

Đài CNN đưa tin vào ngày 8.5, nhà máy Mammoth được thiết kế để hút khí CO2 ra khỏi bầu khí quyển đặt tại Iceland chính thức đi vào hoạt động.

Mammoth là nhà máy hút CO2 thứ hai mà công ty Thụy Sĩ Climeworks xây dựng ở Iceland, lớn hơn nhà máy Orca đi vào hoạt động năm 2021 gấp 10 lần.

Công nghệ thu khí trực tiếp (DAC) tách CO2 khỏi không khí bằng hóa chất. Sau đó khí có thể được bơm sâu xuống lòng đất, tái sử dụng hoặc chuyển hóa thành các sản phẩm rắn.

Climeworks dự định bơm CO2 xuống lòng đất nơi khí sẽ tự nhiên chuyển hóa thành đá. Họ hợp tác với công ty Carbfix thực hiện toàn bộ quá trình, Mammoth sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt tại chỗ để hoạt động.

nha00.jpg
Nhà máy Mammoth - Ảnh: Climeworks

Giải pháp giảm ô nhiễm tiên tiến như DAC ngày càng thu hút sự chú ý nhưng vẫn còn gây tranh cãi. Công nghệ bị chỉ trích quá đắt đỏ, tiên tốn nhiều năng lượng, tính hiệu quả ở quy mô lớn vẫn chưa được chứng minh, sẽ khiến chính phủ các nước không ưu tiên chính sách cắt giảm nhiên liệu hóa thạch nữa.

Climeworks khởi công xây dựng Mammoth vào tháng 6.2022. Nhà máy có thiết kế module với 72 “hộp thu gom” hút không khí, dễ dàng xếp chồng lên nhau hoặc vận chuyển. Công suất tối đa của cơ sở là 36.000 tấn CO2 mỗi năm – tương đương lượng khí do 7.800 ô tô chạy xăng thải ra.

Công ty không cho biết chi phí cụ thể, nhưng tiết lộ chi phí gần 1.000 USD/tấn chứ chưa thể đạt mức lý tưởng 100 USD/tấn. Đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Jan Wurzbacher tuyên bố Climeworks đặt mục tiêu kéo giảm chi phí xuống 300 - 350 USD/tấn vào năm 2030, đến năm 2050 còn 100 USD/tấn nhờ mở rộng quy mô nhà máy.

nha01.jpg
72 "hộp thu gom" hút không khí - Ảnh: Climeworks

Giáo sư Stuart Haszeldine (Đại học Edinburgh) đánh giá Mammoth là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tuy nhiên ông lưu ý chỉ một nhà máy là chưa đủ.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, tất cả thiết bị loại bỏ CO2 trên thế giới chỉ đủ sức xử lý khoảng 0,01 triệu tấn/năm, trong khi muốn đạt mục tiêu khí hậu năm 2030 thì cần xử lý 70 triệu tấn/năm.

Hiện đang có nhiều nhà máy lớn hơn được xây dựng. Chẳng hạn dự án Stratos công suất 500.000 tấn/năm tại bang Texas (Mỹ) của công ty Occidental.

Bài liên quan
Hút CO2 trực tiếp từ không khí có phải giải pháp để cứu Trái đất?
Climeworks đang khai thác năng lượng địa nhiệt của Iceland để thu giữ carbon, đồng thời lên kế hoạch tăng cường công suất lên tới megaton trên toàn thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ Chính trị ra quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà máy hút CO2 lớn nhất thế giới đi vào hoạt động