"Thảm kịch vĩ nhân" không chỉ là câu chuyện của một cá nhân Nguyễn Trãi, mà còn là về người trí thức trong mối quan hệ với quyền lực, với dân tộc, với lẽ phải và lý tưởng mà họ theo đuổi. Tư cách người trí thức trước giông bão thời đại, xét cho cùng, cũng chính là phần “cốt” của bậc vĩ nhân.

Nhà sách phát hành cuốn 'Nam Hải quy khư' vừa xuất bản sách về vụ án oan Nguyễn Trãi

Tiểu Vũ | 20/12/2019, 06:55

"Thảm kịch vĩ nhân" không chỉ là câu chuyện của một cá nhân Nguyễn Trãi, mà còn là về người trí thức trong mối quan hệ với quyền lực, với dân tộc, với lẽ phải và lý tưởng mà họ theo đuổi. Tư cách người trí thức trước giông bão thời đại, xét cho cùng, cũng chính là phần “cốt” của bậc vĩ nhân.

Gần 600 năm trước, khi cuộc chiến chống ngoại bang kết thúc, cũng là lúc cuộc chiến phe cánh trong nội bộ triều đình nhà Lê bắt đầu. Trong cơn khủng hoảng đó, Nguyễn Trãi trở thành nạn nhân hứng chịu tấn thảm kịch oan khiên nhất, dã man nhất lịch sử nước Việt - Thảm kịch vĩ nhân. Với ngòi bút sắc bén của mình, nhà văn Hoàng Minh Tường – một trong những tên tuổi của văn học hiện đại Việt Nam, đã xé toang bức màn đen tối che phủ góc khuất trên từng bước thăng trầm của lịch sử triều Lê sơ.

Hoàng Minh Tường là nhà văn hiện đại Việt Nam. Ông sinh năm 1948, quê xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).Hoàng Minh Tường là nhà văn tên tuổi trong và ngoài nước với lượng tác phẩm phong phú, gồm nhiều tác phẩmgây tiếng vang lớn trong xã hội nhưThời của thánh thần, Thủy hỏa đạo tặc…

Nguyễn Trãi (hiệu Ức Trai) là một nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam. Ông là vị quân sư kiệt xuất đã phò tá Lê Lợi để quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi nước Việt xưa kia. Khởi nghĩa Lam Sơn thành công, Nguyễn Trãi trở thành công thần khai quốc của triều đại Lê sơ, được phong làm quan Hành khiển và Thừa chỉ. Nhưng cũng bởi những thăng trầm chốn quan trường, đấu đá nơi hậu cung, Nguyễn Trãi cùng vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã phải hứng chịu thảm án oan khuất: mưu sát vua. Thảm án này thường được biết tới với tên gọi thảm án Lệ Chi Viên. Với cái án tru di tam tộc đối với quan Hành khiển Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, thảm án xưa kia vốn là một ẩn số chưa có lời giải. Xung quanh nó đã có biết bao giai thoại được thêu dệt và truyền tụng tới tận ngày nay.

SáchThảm kịch vĩ nhândoNhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam phát hành

Lấy cảm hứng từ một trong những vụ án oan khuất nhất thời Lê sơ nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung, nhà văn Hoàng Minh Tường đã viết nên Thảm kịch vĩ nhân. Toàn bộ câu chuyện được kể lại xảy ra vỏn vẹn trong 27 ngày, từ ngày sinh Hoàng tử Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này), đến ngày Ức Trai Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ cùng ba họ lên đoạn đầu đài. Vén bỏ bức màn hắc ám chốn thâm cung, nhà văn Hoàng Minh Tường dẫn dụ người đọc lần theo những tình tiết ly kỳ, bóc tách những dấu vết mờ nhòe của lịch sử nhằm phơi bày màn kịch tội ác đã được dựng lên để sát hại một bậc vĩ nhân.

Thảm kịch vĩ nhân không chỉ là câu chuyện của một cá nhân Nguyễn Trãi, đó còn là câu chuyện về người trí thức trong mối quan hệ với quyền lực, với dân tộc, với lẽ phải và lý tưởng mà họ theo đuổi. Tư cách người trí thức trước giông bão thời đại, xét cho cùng, cũng chính là phần “cốt” của bậc vĩ nhân.

Sách Thảm kịch vĩ nhân doNhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam phát hành tháng 12.2019.

Được biết năm 2011,Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam cũng liên kết xuất bản cuốn'Nam Hải quy khư' của mộttác giả Trung Quốc. Không chỉ tựa mà tổng cộng trong cuốn sách đó cụm từ “Nam Hải” được nhắc đến gần 80 lần. Chưa hết, trong sách khi đề cập đến vùng biển nói trên còn thêm 2 lần dùng từ “biển Nam Trung Quốc”.

Lần 1 viết trong trang 25: “Bão lớn kéo dài mấy ngày liền vẫn chưa tan, khiến cho thông tin liên lạc hoàn toàn bị tê liệt, công tác cứu hộ trên biển gặp khó khăn vô cùng lớn, căn bản không thể nào tìm ra vị trí tàu đắm, mà chỉ có phương hướng đại để là vùng biển ấy rất gần với biển Nam Trung Quốc, là một khu vực không ai quản lý, bên dưới đầy rẫy đá ngầm, được người dân địa phương gọi là “vực xoáy San Hô”. Lần 2 là ở trang 59: “Kế hoạch là tôi sẽ dẫn bọn Tuyền béo đến Nam Dương trước, rồi thu thập thêm thông tin ở vùng phụ cận vực xoáy San Hô, đồng thời tìm kiếm một con thuyền thích hợp, đợi Shirley Dương chuẩn bị xong xuôi là sẽ nhanh chóng tụ họp, toàn đội tiến vào vùng Bermuda của biển Nam Trung Quốc”.

Không biết liệu những người chịu trách nhiệm có thấy việc cuốn sách xuất bản dùng tên ghi to chữ Nam Hải hay việc lặp lại gần 80 lần cụm từ này trong bài và 2 lần dùng từ “biển Nam Trung Quốc” trong sách thì có bất thường không? Báo điện tử Một Thế Giới đã có bài viết phân tích rõ về những điềumà ngay tên sách đã khiến người có ý thức chủ quyền về biển đảo Việt Nam phải giật mình:'Nam Hải quy khư' của tác giả Trung Quốc, lại một kiểu lấp liếm lưỡi bò?

T.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người chết, 5 người bị thương tại Đồng Nai.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà sách phát hành cuốn 'Nam Hải quy khư' vừa xuất bản sách về vụ án oan Nguyễn Trãi