Nhà thơ Lê Minh Quôc cho rằng, với một người chơi sách cũ sành điệu là sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua sách quý sau đó sẵn sàng photo ra bán lại giá rẻ cho những nhà nghiên cứu. Đó mới chính là… dân chơi!

Nhà thơ Lê Minh Quốc: Người chơi sách cũ đúng dân chơi!

Tiểu Vũ | 04/03/2017, 06:48

Nhà thơ Lê Minh Quôc cho rằng, với một người chơi sách cũ sành điệu là sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua sách quý sau đó sẵn sàng photo ra bán lại giá rẻ cho những nhà nghiên cứu. Đó mới chính là… dân chơi!

Những năm gần đây, phong trào chơi sách cũ diễn ra khá sôi nổi và đang được quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng. Những cuốn sách cũ không còn chịu cảnh nằm im lìm trên kệ sách, chịu cảnh mối mọt, bụi bặm mà đang có một đời sống khá sôi nổi ở ngoài đời lẫn trên mạng internet. Bạn đọc có thể tìm mua sách cũ ở những con đường nổi tiếng của Sài Gòn như Trần Nhân Tôn, Trần Huy Liệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Đường sách Nguyễn Văn Bình hay các đại hội được tổ chứcở Hà Nội, Sài Gòn, Huế…

Sôi nổi là vậy, tuy nhiên việc định danh như thế nào là sách cũ, định giá sách cũ như thế nào là những vấn đề không phải ai cũng biết. Buổi tọa đàm “Thú chơi sách cũ: Định giá như thế nào?” với những chia sẻ từ các khách mời chính là cách cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đó.

Các diễn giả tại buổi tọa đàm

Không chỉ là nhà nghiên cứu mà còn là chủ nhân của nhiều bộ sách cũ quý hiếm, nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường (quê ở Cai Lậy, Tiền Giang) cho rằng, sách cũ xưa và quý hiếm là những sách trước năm 1975, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945 được in trên giấy dó.

Nhà thơLê Minh Quốc cho rằng, khái niệm thời gian chỉ mang tính tương đối. Với riêng nhà thơ Lê Minh Quốc, những cuốn sách mang tính quý hiếm đơn giản vì mình chưa thấy. Sau đó là các yếu tố năm in, trang bìa, có thủ bút của tác giả hay có phải là độc bản hay không… Nhà thơ Lê Minh Quốc nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, mỗi cuốn sách có một số phận, cuộc đời riêng của nó. Nhìn vào một cuốn sách có thể thấy được một giai đoạn lịch sử. Trước năm 1975 in khác, trước bao cấp in khác bây giờ in khác. Trong sách có những trithức mà mình đọc có thể áp dụng cho hiện tại”.

Xem clip nhà thơ Lê Minh Quốc nói về giá trị của sách cũ:

Trước câu hỏi của MC, nhà văn Trần Nhã Thụy: “Điều thú vị mà những người chơi sách cũ có được, khác với các thú sưu tầm khác như thế nào?”, Nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy hài hước cho biết: “Tôi không phải dân chơi sách cũ. Trong cuộc sống, có nhiều lựa chọn, còn tôi chọn chơi sách cho an toàn. Thứ hai, so với chơi đồ cổ thì chơi sách cũ rẻ tiền hơn. Chơi đồ cổ nhiền tiền lắm, chưa kể có cả đồ giả này kia mà mình không đủ trình độ để thẩm định nó. Sợ tiền mất tật mang rồi bị nhiều thứ khác nữa, thậm chí còn bị vợ la. Thành thử mình đọc sách cho nó an toàn, đối với sách, mình biết nhiều hơn; quan trọng là đọc sách hay mua một cuốn sách cũ ít có bị vợ la!”.

Nhiểu người dân TP.HCM đến với ngày hội sách cũ

Nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy nói thêm: “Tôi chỉ mua những cuốn sách nào mình thực sự quan tâm. Tôi thường nghiên cứu về Sài Gòn, về báo chí quốc ngữ và những vấn đề văn hóa liên quan đến Sài Gòn nên tôi chỉ tập trung tìm những cuốn sách nào có liên quan đến chữ quốc ngữ và liên quan đến Sài Gòn; có nhiều cuốn sách mình cũng thấy giá trị lắm nhưng mình không hiểu hết, không đọc hết và không sử dụng được thì tôi không lấy”.

Với chủ đề chính của buổi tọa đàm - “Thú chơi sách cũ: Định giá như thế nào?”, theo nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, vấn đề này rất khó nói bởi không dễ dàng để định giá được cuốn sách mà chúng ta biết rằng nó không in giá sau bìa. “Tất cả các sách đều in giá, riêng sách cũ thì không. Nếu chúng ta mua được cuốn sách đúng với sở thích của mình, vừa với túi tiền của mình thì đó là giá được. Nếu nó vượt quá khả năng của mình, quá sức yêu cầu của mình thì đó là giá đắt. Do đó, định giá cuốn sách là định giá sức mình với yêu cầu về nội dung cuốn sách đó. Nếu chúng ta thấy cuốn sách đạt yêu cầu của mình thì giá cả lúc đó không phải là vấn đề. Và thực tế, không thể nào có một giá chuẩn cho sách cũ được”.

Ngày hội Sách cũ TP.Hồ Chí Minh 2017 tiếp tục diễn ra vào hai ngày cuối tuần 4-5.3 với các sự kiện như: Tọa đàm “Ký ức Sài Gòn qua ngôn ngữ Sài Gòn xưa” (vào lúc 9 giờ sáng ngày 4.3.2017); Tọa đàm “Vai trò của Vua Gia Long trong lịch sử" (vào lúc 16 giờ ngày 4.3.2017) và Tọa đàm “Văn chương Nam kỳ lục tỉnh 1930-1945 (vào lúc 16 giờ ngày 5.3.2017). Tất cả sự kiện trên đều diễn ra tại Khu B – Công viên 23.9 (Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh).

Tiểu Vũ – Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà thơ Lê Minh Quốc: Người chơi sách cũ đúng dân chơi!