"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang tích cực phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai xây dựng nhãn hiệu lúa giảm phát thải, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam".
Bảo vệ môi trường

Nhãn hiệu lúa giảm phát thải mới nâng được giá trị hạt gạo Việt

Lương Xuân Cao 26/02/2024 21:35

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang tích cực phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai xây dựng nhãn hiệu lúa giảm phát thải, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam".

st-1.jpg
Đoàn của Bộ NN-PTNT thăm cánh đồng lúa ST25 tại Sóc Trăng - Ảnh: Lương Xuân Cao

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam sau khi tham quan cánh đồng sản xuất lúa ST25 tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng ngày 26.2. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Bộ NN-PTNT đang tích cực phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai xây dựng nhãn hiệu lúa giảm phát thải.

"Chính nhãn hiệu lúa giảm phát thải mới nâng được giá trị hạt gạo Việt Nam. Mình có thể đo đếm các phần để chi trả bằng chứng chỉ carbon. Tuy nhiên, đó không phải là mục tiêu chính mà chỉ là thước đo công nhận lúa của mình đạt tiêu chuẩn để giảm phát thải. Vấn đề nâng cao giá trị vẫn là nhãn hiệu hàng hóa. Bộ đang nghiên cứu xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho lúa Việt Nam chất lượng cao, phát thải thấp", ông Nam cho biết.

st-2.jpg
Ông Hồ Quang Cua nói chuyện với đoàn của Bộ NN-PTNT - Ảnh: LXC

Theo ông Nam, để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp, bộ tăng cường đi khảo sát các địa bàn, sau đó có các chương trình cụ thể, nhất là kế hoạch chuyên đề triển khai đồng bộ.

“Từ cánh đồng chuyên canh tác lúa ST25 ở thị xã Ngã Năm, cần tiến tới thành lập hợp tác xã. Việc sản xuất trên cánh đồng lớn sẽ thuận lợi trong quản lý, hỗ trợ và đo đếm lượng phát thải hơn”, ông Nam khuyến cáo.

st-3.jpg
Ông Hồ Quang Cua hướng dẫn đoàn tham quan cánh đồng ST25 ở Ngã Năm - Ảnh: LXC

Thứ trưởng Nam cũng lưu ý đến kỹ thuật điều tiết nước. Theo đó, từng thửa ruộng phải được rút nước kịp thời, đúng thời vụ, không để ứ đọng trên cánh đồng, đảm bảo cho lúa sinh trưởng để giảm phát thải.

st-4.jpg
Mô hình sản xuất lúa an toàn - Ảnh: Lương Xuân Cao

“Quy trình sau khi thu hoạch phải thu gom, không để rơm rạ trên cánh đồng. Việc tận dụng rơm, rạ để làm nấm rơm hoặc cuộn lại để bán, tăng thu nhập của nông dân thị xã Ngã Năm cũng cần được nhân rộng”, ông Nam cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhãn hiệu lúa giảm phát thải mới nâng được giá trị hạt gạo Việt