Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Những ngày đầu tháng 2.2024, mặn theo sông Hậu xâm nhập gần 40 - 50km vào địa bàn nhiều tỉnh, đe dọa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng.
Bảo vệ môi trường

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn biến phức tạp

Văn Kim Khanh - Lương Xuân Cao 21/02/2024 22:35

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Những ngày đầu tháng 2.2024, mặn theo sông Hậu xâm nhập gần 40 - 50km vào địa bàn nhiều tỉnh, đe dọa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Huyện Long Phú là địa phương nằm ven sông Hậu trực tiếp chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong những ngày đầu tháng 2.2024 đến nay.

xnm-2.jpg
Cán bộ nông nghiệp đo độ nhiễm mặn ở một con sông ở huyện Long Phú - Ảnh: LXC

Theo ông Lách Phà Rích, Trưởng trạm Quản lý thủy nông huyện Long Phú, tình hình mặn trong mấy ngày vừa qua diễn biến phức tạp, có lúc độ mặn cao nhất đo được tại bến phà Đại Ân (phà từ huyện Long Phú qua Cù Lao Dung) lên tới 12g/l (12 phần ngàn). Hiện toàn huyện có trên 30 cống ngăn mặn; trong đó có 14 cống cỡ lớn và 16 cống cỡ nhỏ. Tất cả đều được đóng kín để tránh tình trạng mặn xâm nhập vào nội đồng.

xnm-4.jpg
Hạn mặn đang đe dọa những cánh đồng ở huyện Cù Lao Dung - Ảnh: Lương Xuân Cao

Ông Lách Phà Rích cho biết, đơn vị đã cử nhân viên trực đo mặn 4 lần/ngày. Số liệu mặn sẽ được cập nhật qua các lần đo và thông báo nhanh qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhóm Zalo... để người dân kịp thời nắm thông tin và sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.

Ông Đỗ Huy Tập, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng cho biết, từ ngày 9 - 20.2, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn diễn biến phức tạp và cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Độ mặn đo được lớn nhất tại các điểm ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,3 - 7,2‰. Cụ thể, độ mặn cao nhất trên sông Hậu ở huyện Trần Đề 22,4‰, thị trấn Long Phú (huyện Long Phú) 18,4‰, thị trấn Đại Ngãi (huyện Long Phú) 7,7‰...

xnm-3.jpg
Lúa nhiễm mặn bị xuống màu - Ảnh: Lương Xuân Cao

Dự báo trong 10 ngày tới, tình hình mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Độ mặn ở các điểm đo ở ven sông Hậu, sông Mỹ Thanh có thể sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,1 - 5‰.

Trước tình hình trên, chiều 20.2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng có thông báo khẩn gửi các ngành chức năng, chính quyền địa phương chủ động ứng phó với nước mặn xâm nhập đang diễn biến phức tạp.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nay độ mặn đang ở mức cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sản xuất, sở đề nghị các địa phương chủ động tăng cường công tác thông tin về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân kịp thời ứng phó; sử dụng nước ngọt tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời chia sẻ nguồn nước trong hoạt động sản xuất tại địa phương.

xnm-1.jpg
Một cánh đồng ở huyện Long Phú bị nhiễm mặn - Ảnh: Lương Xuân Cao

Các địa phương chủ động kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước vào bơm, tưới trong sản xuất nông nghiệp. Người dân cần tuân thủ theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn trong thời gian diễn ra xâm nhập mặn. Ngành chức năng vận hành hợp lý công trình thủy lợi, đồng thời khuyến cáo người dân tích trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

tg-3.jpg
Ngày 14.2, Tiền Giang đóng các cống ngăn mặn ở sông Tiền khiến nhiều nơi ở Mỹ Tho, Trung Lương bị ngập, gây kẹt xe - Ảnh: Mỹ Tho

Tại Tiền Giang, từ ngày 14.2 tình hình xâm nhập mặn đã lấn sâu vào thượng nguồn sông Tiền 40-50km. Chính vì vậy, vào mùng 3 và 4 Tết Nguyên đán, tỉnh Tiền Giang phải đóng nhiều cống ngăn mặn không cho nước nhiễm mặn lấn sâu vào trong đất liền. Kết quả là nhiều nơi ở Mỹ Tho và vòng xoay ở Trung Lương bị ngập nặng, ảnh hưởng giao thông trên tuyến quốc lộ 1A.

Theo dự báo của ngành thủy văn - Bộ NN-PTNT, năm nay xâm nhập mặn có thể diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều tỉnh ở ĐBSCL có diện tích tiếp giáp với biển Đông. Tình hình xâm nhập mặn có thể sẽ nặng hơn năm 2016 tại một số tỉnh trong vùng. Chính vì vậy, từ tháng 1.2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có công văn chỉ đạo việc chuẩn bị đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn.

tg-5.jpg
Một siêu thị bị ngập những ngày sau Tết Nguyên đán - Ảnh: Mỹ Tho

Theo ông Phùng Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm nay dự báo lượng mưa thiếu hụt khoảng 10-30% so với các năm. Vì vậy dòng chảy các con sông ở ĐBSCL giảm từ 10-15%, làm cho tình hình hạn mặn diễn ra gay gắt. Dự báo xâm nhập mặn sẽ vào sâu 60km ở sông Vàm Cỏ; trong khi ở sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Lớn, Cái Bé... xâm nhập mặn có thể vào sâu 40-50km.

Trước tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, ông Phùng Tiến Dũng khuyến cáo người dân và chính quyền thường xuyên câp nhật thông tin thủy văn và xâm nhập mặn; ngành nông nghiệp chủ động việc ngăn mặn bảo vệ sản xuất; người dân tích trữ nước, tiết kiệm nước trong đời sống, sản xuất... Tình hình xâm nhập mặn trong vùng có thể kéo dài 4-5 đợt đến hết tháng 4 năm nay.

Bài liên quan
Xác lập kỷ lục trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng lớn nhất Việt Nam
Tối 13.11, tại quảng trường Bạch Đằng, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - đua ghe ngo ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
3 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn biến phức tạp