Rất có thể hiện tượng một vài doanh nghiệp đang thi công đường cao tốc khu vực phía nam vừa nhập khẩu cát từ Campuchia về đồng bằng sông Cửu Long để làm đường đã khiến chuyện nghe rất lạ tai này sẽ không còn là chuyện nhỏ.
Góc bình luận

Nhập khẩu cát để làm đường cao tốc: Chuyện khó tin nhưng có thực

Quốc Phong 01/09/2024 15:26

Rất có thể hiện tượng một vài doanh nghiệp đang thi công đường cao tốc khu vực phía nam vừa nhập khẩu cát từ Campuchia về đồng bằng sông Cửu Long để làm đường đã khiến chuyện nghe rất lạ tai này sẽ không còn là chuyện nhỏ.

Lý do là một số nhà thầu vì muốn hoàn thành sớm để còn nghiệm thu, quyết toán nên họ không thể vì còn vài kilomet đường làm chậm do thiếu cát mà lỡ dở chuyện lớn. Vì thế, họ quyết định mua cát từ nước ngoài về làm cho xong. Một điều thật khó có thể hình dung!

Phải chăng vì thế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo rất trúng và sau đó, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng, trong đó có vấn đề nóng: cát làm đường cao tốc đang thiếu.

Một trong những nội dung đặc biệt, rất đáng chú ý trong chỉ thị của Thủ tướng là việc Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT, các đơn vị liên quan nghiên cứu tăng tỷ lệ lựa chọn phương án sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu có chiều sâu lớn và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường kiểu như vùng đồng bằng sông Cửu Long...

Tôi cho rằng đó là một chỉ đạo mang tính thời sự và rất cấp bách để đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc nói chung, nhất là tháng trước, vào ngày 18.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chiến dịch thi đua 500 ngày cao điểm để gấp rút hoàn thành mục tiêu đạt 3.000km đường cao tốc vào năm 2025. Nếu như vậy, việc thiếu cát san lấp nền rất dễ trở thành rào cản cho kế hoạch đột phá này.

Việc nghiên cứu phương án sử dụng cầu cạn nói trên có lẽ cũng không còn hoàn toàn mới bởi thế giới đã áp dụng hiệu quả, tuy cũng có đôi chút khác nhau về kỹ thuật với một đề tài mới đây của Việt Nam, nó còn cho ra những con số thú vị hơn.

Thời gian gần đây, Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình đã cho nghiên cứu đề tài khoa học nói trên từ tháng 9.2023 rồi thực hiện thử nghiệm y như thật một đoạn đường kiểu mẫu dài 500m (trong đó một đoạn có cả tầng 2) tại cảng Lạch Huyện (TP.Hải Phòng) trên cọc dự ứng lực. Họ đã thuê chuyên gia trong nước lẫn quốc tế đến đo đạc và thẩm định độc lập. Họ đã cho thử tải rồi đánh giá chất lượng rất công phu, khoa học.

Giải pháp thi công này sẽ giúp tiết kiệm hơn từ 40 - 50% chi phí giá thành so với các giải pháp thi công bình thường mà tôi tìm hiểu. Nếu như chúng ta chấp nhận giải pháp thi công đó rồi đưa vào áp dụng trong dự án đường cao tốc hiện nay của Việt Nam thì không chỉ có chuyện tiết kiệm mọi mặt, hạ giá thành mà còn sẽ rút ngắn được thời gian thi công rất nhiều (giảm từ khoảng 3 năm xuống còn 2 năm với một công trình quốc gia), lại còn hạn chế việc mở rộng diện tích phải giải phóng mặt bằng mới có thể thi công (diện tích đất thu hồi chỉ cần 5%).

phong-2.jpg
Cơ quan chuyên môn đang thử tải đường làm bằng phương pháp khoan cọc nhồi (sâu 35m dưới bùn), không cần hút bùn (gọi là làm đường cầu cạn hai tầng). Đây là phương pháp thi công cho đường cao tốc trên cọc dự ứng lực có dầm bản rỗng (tổ hợp panel V). Phương pháp thi công này của Công ty TNHH Hòa Bình vừa tiết kiệm mọi mặt, hạ giá thành, lại rút ngắn thời gian thi công, ít diện tích cần giải phóng mặt bằng, hạn chế đổ phế thải, giúp thân thiện môi trường

Hơn thế và khác các nước, ta còn có thể dùng 95% diện tích đất còn lại sau này tiếp tục sử dụng xây nhà giá rẻ để làm căn hộ ở, văn phòng, ki ốt kinh doanh hoặc khu dịch vụ giải trí mà không hề bị ảnh hưởng tiếng ồn như nhiều người nghĩ. Đặc biệt nữa, sẽ bớt khâu đào đất bùn đổ đi nơi khác để lấp cát làm nền, sẽ gây ô nhiễm môi trường... Như vậy, giải pháp đó sẽ đạt được nhiều điều và điều mấu chốt nhất, nan giải nhất hiện nay là vật liệu cát san lấp đang hết sức khan hiếm, giá thành lại rất cao...

Tôi được xem văn bản của Bộ GTVT ký ngày 31.7.29024, bộ đã đánh giá cao việc nghiên cứu công phu nói trên và cũng đã lắng nghe đề xuất của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình với nhà nước. Điều đó cho thấy cần khẩn trương xem xét cho phép sử dụng giải pháp đó bởi tính hiệu quả rất lớn. Đặc biệt Bộ GTVT cũng nhấn mạnh về ưu điểm của phương pháp là "thi công nhanh và thân thiện với môi trường".

Tôi thấy rất mừng khi được biết trong thời gian qua, dưới sự điều hành trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã thực hiện việc thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 có mức vốn đầu tư gần 1 tỉ USD, với gần 520km đường dây kép để đưa điện ra miền Bắc. Kế hoạch thần tốc và thật bất ngờ với những gì chúng ta đã thấy. Có lẽ là chuyện không hề dễ nếu trên dưới không đồng lòng, và nếu không quyết tâm cao độ thì không thể thành công nhanh đến như vậy.

Từ chuyện trên, hy vọng với tinh thần Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2.9, kế hoạch "Tổng tấn công trên mặt trận giao thông vận tải" với quyết tâm hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào năm 2025 sẽ mau chóng thành hiện thực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thị trường tết ngày cuối năm nhộn nhịp, hàng hóa dồi dào
Ngày 28.1 (tức 29 tết, giao thừa), tại chợ truyền thống, siêu thị đã diễn ra phiên mua bán cuối cùng khi bước sang năm mới Ất Tỵ. Hàng hóa dồi dào, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu ổn định.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhập khẩu cát để làm đường cao tốc: Chuyện khó tin nhưng có thực