Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 2.10 đưa tin Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ xung đột vì chuyện hải quân Cục Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) sẽ giương cờ hiệu Mặt trời Mọc khi dự một sự kiện quốc tế ở Hàn Quốc.

Nhật-Hàn bất đồng vì chuyện cờ hiệu Mặt Trời Mọc

Trần Trí | 02/10/2018, 20:13

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 2.10 đưa tin Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ xung đột vì chuyện hải quân Cục Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) sẽ giương cờ hiệu Mặt trời Mọc khi dự một sự kiện quốc tế ở Hàn Quốc.

Đối với nhiều người ở châu Á, cờ Mặt Trời Mọc là biểu tượng chủ nghĩa quân phiệt Nhật từng đô hộ Triều Tiên, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. MàHàn Quốc sẽ tổ chức kỳ Kiểm tra Hạm đội Quốc tế trong 4 ngày, từ ngày 10.10 tới, ở đảo Jeju. Sự kiện quốc tế này có sự tham gia của tàu chiến 15 nước gồm Trung Quốc, Mỹ và Nhật.

Nguồn tin của SCMP cho biết hải quân và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã đề nghị MSDF không trương cờ hiệu hải quân Mặt Trời Mọc khi dự sự kiện này, và chỉ thượng cờ quốc gia của Hàn Quốc và Nhật.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc “đề nghị Nhật xem xét cảm tính chung của nhân dân chúng tôi về cờ Mặt Trời Mọc”. Nhưng Nhật Bản nhấn mạnh không có ý định nhượng bộ trước đề nghị của Hàn Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói “dĩ nhiên sẽ thượng cờ Mặt Trời Mọc”.

Theo luật quốc tế, tàu chiến Nhật có quyền thượng cờ hiệu này, nhưng vấn đề này có thể gây rắc rối, “nếu phía Hàn Quốc muốn thế”, theo Giáo sư Garren Mulloy của khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Daito Bunkyo (Nhật) và là một chuyên gia về vấn đề an ninh.

Ông nói thêm: “Rõ ràng đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với người Hàn Quốc, và đối với bất kỳ người dân nước nào từng bị Nhật chiếm thời đô hộ hoặc hồi Thế chiến 2. Tôi có thể nói “trải nghiệm quân phiệt” là một vấn nạn lớn nhất đối với Hàn Quốc. Họ từng bị bắt khịu gối trước cờ Mặt Trời Mọc, xem đó là cờ nước họ và không hề bất ngờ khi họ so sánh cờ hiệu hải quânnày với trải nghiệm đó. Tuy nhiên, theo luật quốc tế, MSDF có quyền trương cờ hiệu này”.

Giáo sư Mulloy nói vì hải quân Hàn Quốc đăng cai tổ chức Kiểm tra Hạm đội Quốc tế, có thể áp dụng hai giải pháp này: mộtlà tàu chiến Nhật đậu cách xa tàu chiến khác để không thu hút sự chú ý. Hai là tàu chiến Nhật vẫn ở ngoài biển, để từ trên bộ không ai nhìn thấy lá cờ hiệu. Nhưng Nhật cũng có thểrút tàu chiến MSDF khỏi sự kiện.

Giáo sư Mulloy nói: “Tàu chiến Nhật trương cờ hiệu này đã cập vô số cảng khác ở khắp châu Á trong nhiều năm qua và không gây ra sự cố nào. Trong quá khứ từng có nhiều phản đối ở Nhật, nhưng rồi các sự việc này thường vẫn diễn ra êm xuôi”.

Cờ hiệu Mặt Trời Mọc (tiếng Nhật là cờ kyokujitsuki)từng được hải quân Nhật sử dụng từ năm 1889, để phân biệt tàu chiến với tàu dân sự.Sau khi quân đồng minh ngưng chiếm đóng Nhật năm 1952, cờ hiệu này cũng được trương trên các tàu chiến đầu tiên của MSDF.

Bích Ngọc (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật-Hàn bất đồng vì chuyện cờ hiệu Mặt Trời Mọc