15 giờ ngày 8.8 (giờ địa phương), người dân Nhật dồn hết chú ý vào thông điệp hiếm hoi của Nhật hoàng Akihito sau thông tin Nhật hoàng hy vọng được thoái vị. Theo báo Washington Post, nhiều điều phức tạp sẽ xảy ra vì luật lệ hoàng gia Nhật cấm Nhật hoàng thoái vị.

Nhật hoàng Akihito có thể thoái vị được không?

Trung Trực | 08/08/2016, 12:50

15 giờ ngày 8.8 (giờ địa phương), người dân Nhật dồn hết chú ý vào thông điệp hiếm hoi của Nhật hoàng Akihito sau thông tin Nhật hoàng hy vọng được thoái vị. Theo báo Washington Post, nhiều điều phức tạp sẽ xảy ra vì luật lệ hoàng gia Nhật cấm Nhật hoàng thoái vị.

Các quan chức hoàng gia Nhật cho biết trong thông điệp được quay video và phát lúc 15giờ ngày 8.8 (giờ địa phương), Nhật hoàng sẽ đề cập nhiệm vụ của một “hoàng đế biểu tượng” như quyđịnh của hiến pháp Nhật.

Nhật hoàng cũng tránh nói rõ về chuyện thoái vị, điều sẽ liên quan đếncác thủ tục pháp lý vàchính trị mà ông không được bàn luận.

Nhật hoàng sẽ tiếp tục làm việc dù các trợ lý đã chuyển vài nhiệm vụ của ông cho Thái tử Naruhito, con trai trưởng trong hai con trai của ông.

Thái tử Naruhito (56 tuổi)là người kế ngôi hàng đầu. Kế đến là hoàng tử Akishino (50 tuổi)và cuối cùng là hoàng tử Hisahito (9 tuổi),con trai của hoàng tử Akishino.

Nhật hoàng bị buộc “làm vua vĩnh viễn”

Hiến pháp Nhật hiện nay cùng luật hoàng gia không có quyđịnh xem xét ý nguyện củaNhật hoàng.Điều này có nghĩa Nhật hoàng phải là“vua vĩnh viễn” cho đến khi băng hà và thái tử tự động kế ngôi.Trong hệ thống hiện nay không có điều khoản Nhật hoàng hoặc thái tử tự nguyện thoái vị nên viễn cảnh thoái vị có thể bị xem là vi hiến.

Sau khi Nhật thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ2,quân chiếm đóng Mỹ cho phép Nhật hoàng Hirohito (phụ thâncủa Nhật hoàng Akihito) tiếp tục giữ ngôi nhưng tước hết quyền lực của ông.Nhật hoàng chỉ còn là một nhân vật mang tính chất lễ nghi, là “biểu tượng quốc gia và tính thống nhất của toàn dân” theo hiến pháp hậu chiến tranhdo Mỹ soạn.

Vì thế, Nhật hoàng không được bàn luận bất kỳ điều gì về chính trị. Điều này sẽ khiến Nhật hoàng Akihito gặp một số trở ngại. Luật hoàng gia Nhật không cho phép ông thoái vị, ngay cả việc nêu lên ý tưởng thoái vị cũng sẽ bị xem là một yếu tố chính trị vì ý định này cần có Quốc hội sửa đổi hiến pháp.

Giáo sư danh dự Koichi Yokota về nghiên cứu hiến pháp ở Đại học Kyushu nói: “Nếu bạn bắt đầu bàn chuyện liên quan thoái vị, sẽ có nhiều sự phức tạp. Điều kiện nào để Nhật hoàng được phép thoái vị? Đó là một câu hỏi khó”.

Giáo sư chính trị học Takeshi Hara,đã có nhiều sách về hệ thống hoàng gia Nhật,nói: “Nhật hoàng sẽ không có tuyên bố rõ ràng. Tôi cho rằng ngài sẽ chỉ bày tỏ cảm xúc”.

Các quan chức hoàng gia vội phủ nhận thông tin Nhật hoàng thoái vị vì ông không được phép nói bất kỳ điều gì có thể làm thay đổi hệ thống hiện nay.

Nhật hoàng chống ý tưởng sửa đổi hiến pháp của Thủ tướng Abe?

Nhật hoàng Akihito luôn nói ông tôn trọng hiến pháp yêu chuộng hòa bình (sau chiến tranh)và ông chấp nhận vai trò một biểu tượng quốc gia để thống nhất toàn dân chứ không phải là vua.

Một số người cho rằng kế hoạch thoái vị của Nhật hoàng nhằm ngănchặn kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe là sửa đổi hiến pháp yêu chuộng hòa bình nhằm cho phép đưa lực lượng phòng vệNhật ra nước ngoài chiến đấu.Nhật hoàng từng phát tín hiệu ông không hài lòng với nỗ lực khôi phục hiến pháp trước chiến tranh.

Theo hãng tin AP, Thủ tướng Abe cùng nhữngngười ủng hộ ông muốn xóa bỏ điều khoản Nhật không tham gia chiến tranh và tái lập vương quyền của Nhật hoàng.

Hồi tháng 6, chính phủ củaThủ tướng Abe giành được thế đa số ở Thượng viện, giúp tiến gần hơn đến việc sửa hiến pháp.

Bất kỳ thay đổi pháp lý nào cũng mất nhiều thời gian (thậm chí nhiều năm) để được thông qua. Ý định thoái vị của Nhật hoàng sẽ khiến ông Abe "nhức đầu".

Jiro Yamaguchi, nhà nghiên cứu chính trị ở Đại học Hosei, nói: “Tôi có nghe rằng Nhật hoàng cảm thấy khủng hoảng trước tình hình chính trị hiện nay. Quan điểm của Thủ tướng Abe về sửa đổi hiến pháp hoàn toàn khác với quan điểm bảo vệ hiến pháp của Nhật hoàng”.

Hồi trung tuần tháng 7, Thủ tướng Abe từ chối bình luận về kế hoạch thoái vị trong vài năm tới của Nhật hoàng Akihito. Chánh văn phòng chính phủ Yoshihide Suga nói chính phủ không có kế hoạch trao đổi với Nhật hoàng về kế hoạch này.

Nhật hoàng tuổi cao sức yếu, muốn thoái vị khi còn sống

Giới truyền thông và các chuyên gia đã đồn đoán Nhật hoàng Akihito sẽ tìm cách thoái vị lúc ông còn đầy đủ sức khỏe để ông có thể hỗ trợ Thái tử Naruhito, người đượccho là chưa đủ sẵn sàng kế ngôi vua cha.

Nhật hoàng Akihito lên ngôi năm 1989 (lúc ông 55 tuổi)sau khi cha ônglà Nhật hoàng Hirohito băng hà, thọ 87 tuổi.Nhật hoàng Akihito hiệnnay82 tuổi đã đề cập tới chuyện tuổi cao sức yếu của ông trong vài năm gần đây vàthừa nhận ông phạm vài sai lầm nhỏ ở các dịp lễ. Ví dụ ngày 15.8.2015 (ngày kỷ niệm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ2), Nhật hoàng đã đọc diễn văn trong khi lẽ ra ông phải tiến hành một phút tưởng niệm.

Có thông tin Nhật hoàng Akihito đã truyền cho các trợ lý và gia đình rằng ông ước không phải “bám ngôi” trong khi ông bị hạn chế trách nhiệm và hai hoàng tử đã chấp nhận ý tưởng của cha.

Cuộc trao đổi lặng lẽ này có thể đã bắt đầu từ 5 năm trước lúc Nhật hoàng Akihito có vấn đề về tim mạch. Ông phải nhập viện vì viêm cuống phổi hồi năm 2011, phải chịu mổ tim mở năm 2012. Năm 2003, ông đã chịu phẫu thuậtung thư tuyến tiền liệt.

Hiện mỗi lúc Nhật hoàng xuất hiện trước công chúng đều phải có hoàng hậu Michiko dìu. Tháng 12.2011, ông từng nói: “Tôi nghĩ cần có một hệ thống tuổi hưu. Khi người ta đạt đến độ tuổi nào đó, càng ngày càng khó làm những việc khác nhau”.

Ý kiến dân Nhật: Nhật hoàng Akihito xứng đáng được nghỉ ngơi

Trước thông tin Nhật hoàng sẽ công bố kế hoạch thoái vị, ban đầu dân Nhật bị sốc, nhưng rồi nhiều người hoan nghênh vì vị vua mà họ rất yêu quýxứng đáng được nghỉ ngơi sau một thời gian dài tích cực làm việc.Theo thăm dò toàn quốc của hãng tin Kyodo News trong tháng này, gần 90% người được hỏi nói nên hợp pháp hóa việc Nhật hoàng thoái vị như một sự lựa chọn cho ông và những vị kế ngôi.

Nhà báo lão thành Yasushi Kuno, chuyên đưa tin về hoàng gia Nhật của hãng truyền hình Nippon, nói: “Theo luật hiện nay, Nhật hoàng dù muốn vẫn không thể thoái vị vì không có lựa chọn nào khác. Thậm chí dù ngài ráng hết sức, ngài không thể phủ nhận sức khỏe ngài suy yếu đáng kể, không còn có thể đảm đương các nhiệm vụ chính thức”.

Cố Nhật hoàng Hirohito từng được xem như một vị thần cho đến khi Nhật thua trận. Nhưng nếu dở bỏ quyđịnh cấm thoái vị - một di sản trong hiến pháp Nhật trước chiến tranh - cũng sẽ giúp đưa cuộc sống hoàng gia đến gần với thần dân hơn.

Nhật hoàng Akihito đã đưa cuộc sống hoàng gia (trước đây luôn khép kín) đến gần với dân hơn. Ông cũng phá nhiều truyền thống như việc ông lấy vợ là một nữ thần dân.

Robert Campbell, giáo sư tại Đại họcTokyo và là chuyên gia về lịch sử - văn hóa Nhật, nói: “Sự thay đổi này trên hết sẽ phản ánh thực tế xã hội Nhật, cách mà hầu hết người dân cảm nhận về sự lao động, cuộc sống và lập nghiệp”.

Giáo sư Campbell nói thêm: “Nếu ngài quyết thoái vị, tôi tin rằng một trong những lý do có thể là ông muốn giám sát sự thay đổi người ngự ngôi… một cách hòa bình và thành công”.

Trung Trực (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật hoàng Akihito có thể thoái vị được không?