Cái tên Nhị Thiên Đường và cầu Nhị Thiên Đường từ lâu đã đi vào tâm trí người Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng nhiều người không hiểu tường tận cái tên quen thuộc ấy bắt đầu từ đâu.

” Nhị Thiên Đường” và một thoáng hoài niệm Sài Gòn xưa

Một Thế Giới | 17/07/2015, 16:55

Cái tên Nhị Thiên Đường và cầu Nhị Thiên Đường từ lâu đã đi vào tâm trí người Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng nhiều người không hiểu tường tận cái tên quen thuộc ấy bắt đầu từ đâu.

Những năm 60, Sài Gòn bị choáng ngợp bởi truyện kiếm hiệp Kim Dung. Kiếm hiệp đi sâu vào lòng người, ảnh hưởng đến cả ngôn ngữ của con người tới mức đâu đâu cũng nghe mấy câu đại loại như: "Thằng cha đó bị tẩu hỏa nhập ma", "cà chớn là tao cho một chưởng", "Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua, lắc một cái ra ba con gà mái", "Gã đó chơi ma giáo", "Cái bang đại hiệp", "Ông này công phu thượng thừa, đao thương bất nhập" hoặc trong cả những câu của trẻ con "Nhất dương chỉ, Nhị Thiên Đường, Tam Tông Miếu, Tứ đỗ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá..." Cái nổi tiếng của Nhị Thiên Đường đi vào cả mấy câu kiếm hiệp thì phần nhiều là thứ dầu gió đỏ trị bá bệnh "tứ thời cảm mạo" cho bọn trẻ con tên Nhị Thiên Đường. Mà thời nay chắc chẳng mấy người biết, nhà thuốc Nhị Thiên Đường cũng có công đóng góp cho chữ Quốc ngữ của nước nhà.
Nhi Thien Duong, Cau Nhi Thien Duong, lich su Sai Gon, dia danh noi tieng, nguon goc Nhi Thien Duong,Ho Bieu Chanh, To Hoai, Nguyen Chanh Sat

Vị trí cầu Nhị Thiên Đường trên bản đồ

Nhà thuốc Nhị Thiên Đường là một hiệu thuốc của người Quảng Đông có trụ sở tại Singapore, Mã Lai và Việt Nam, hay phát kèm truyện tình cảm lãng mạn lâm ly chung với sách quảng cáo thuốc của mình. Ví như năm 1919, trong cuốn Vệ Sanh chỉ nam có truyện "Nghĩa hiệp kỳ duyên" của Nguyễn Chánh Sắt. Đây là một tiểu thuyết phong cách Tây phương kết hợp với tình tiết éo le kiểu Tàu (Trung Hoa) lấy bối cảnh chính là vùng biên giới Việt Miên. Các tác giả thời đó không có chỗ để in sách nên cũng có thể nói nhà thuốc phát kèm tiểu thuyết của họ cũng là một hành động đóng góp cho sự phát triển và quảng bá chữ Quốc ngữ đến với dân chúng. Nhà văn Tô Hoài cũng xác nhận trong tự truyện của mình là đọc "Gương vỡ lại lành", và vở cải lương "Kiều đi Thanh Minh" in trong sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường, Đại Quang dược phòng. Hay như Thiếu Sơn trong "Phê bình và Cảo luận (1933)" có nói ông lần đầu đọc truyện Hồ Biểu Chánh là trong sách quảng cáo của Nhị Thiên Đường.

Ngày nay, hãng dầu gió Nhị Thiên Đường không còn nữa, chỉ còn lại cây cầu ngót gần 100 tuổi nhẹ nhàng vắt qua bờ Kênh Đôi ở quận 8 khu Chợ Lớn tên Nhị Thiên Đường nơi trước đây là nhà thuốc sản xuất dầu Nhị Thiên Đường. Gần đây chính quyền muốn đập bỏ cây cầu đó vì cầu đã yếu mà lưu lượng xe lại đông. Thiết nghĩ, nơi đây không chỉ là một dấu son còn sót lại của một Sài Gòn duyên dáng mà còn là nơi diễn ra trận đánh ác liệt giữa ta và giặc Pháp trong cuộc Nam tiến của chúng về mặt trận các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào tháng 11 năm 1945. Đây là một điểm nhấn cần được giữ gìn để nhắc lại một thoáng Sài Gòn xưa.

Hoàng Việt

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
” Nhị Thiên Đường” và một thoáng hoài niệm Sài Gòn xưa