Nhiều người đã rất tò mò muốn tìm về Xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nơi mà người dân quanh năm ở trần .
Xã Tà Rụt gồm bốn thôn là Tà Rụt 1, Tà Rụt 2, Tà Rụt 3 và Apul, nằm cách trung tâm huyện Đăkrông (Quảng Trị) 50 km. Đây là nơi sinh sống của bà con người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi... Trong đó, người Pa Cô chiếm số đông.
Đời sống của bà con Tà Rụt đã khá hơn xưa nhiều. Tuy nhiên tục ở trần vẫn được duy trì.
Đàn ông và phụ nữ ở đây đều để ngực trần. ( Ảnh: Gia Đình & xã Hội) |
Bà Kăn Giêng (ở bản Tù Rụt 2, xã Tà Rụt) chia sẻ: “Trước đây, người dân Tà Rụt từ già đến trẻ đều ở trần, đóng khố. Hịện nay người dân nơi đây đã no đủ, tuy nhiên người dân đã quen ở trần rồi nên khi mặc quần áo vào thấy bứt dứt khó chịu".
“Còn nhớ vài chục năm trước, người dân nơi dây từ trẻ đến già đều đóng khố, ở trần hết. Bây giờ người dân có điều kiện và được tiếp xúc với thế giới hiện đại nên cũng ý thức được nhiều điều. Chẳng hạn khi ra ngoài thì phải mặc quần áo cho đỡ phản cảm, còn ở nhà, nếu mọi người thích thì cứ ở trần. Những cô gái trẻ, chưa chồng họ đều mặc quần áo, không ai ở trần cả. Nhất là vào mùa hè, gió Lào thì muốn tìm được người phụ nữ nào trên 30 tuổi mặc áo mới khó” bà Kăn Giêng nói.
Người dân nơi đây quanh năm ở trần. (Ảnh: Pháp Lý online) |
Đã ngoài 50 tuổi nhưng bà Kôn Thăng cũng chỉ mặc áo khi trời lạnh. Ngày thường, bà chỉ quấn độc chiếc quần và dầm mưa dãi nắng với nương rẫy để lo cho gia đình.
Ông Ko Nam- một người đàn ông trên 80 tuổi cũng cho biết: “Tôi thường làm những công việc nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, chính vì vậy mà tôi không thích mặc quần áo vì rất vướng víu và nóng bức. Mặt khác, từ nhỏ tôi đã quen với việc cởi trần rồi, giờ mặc áo thấy khó chịu. Giờ xã hội văn minh hơn, nhưng tôi cũng chỉ cần may một bộ quần áo dài, để khi đi đâu thì mặc thôi".
Ngoàii tục ở trần, người Tà Rụt còn được biết đến với khá nhiều câu chuyện cũng như phong tục mang đậm bản sắc địa phương. Chẳng hạn như tục thờ cây lúa, tục cà răng của đồng bào Pa Cô….
Theo Khỏe & Đẹp