Trong các ý kiến đóng góp về cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, có ý kiến đề nghị thành lập Bộ Gia đình, phụ nữ và trẻ em; Bộ Năng lượng; tách Bộ Tài nguyên và Môi trường thành 2 bộ; nhập Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; nhập Bộ Giao thông – Vận tải và Bộ Xây dựng và đổi tên một số cơ quan, tách và chuyển một số lĩnh vực sang các bộ ngành khác nhau…

Nhiều đề xuất thay đổi cơ cấu hiện tại của Chính phủ

Trí Lâm | 26/07/2016, 11:13

Trong các ý kiến đóng góp về cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, có ý kiến đề nghị thành lập Bộ Gia đình, phụ nữ và trẻ em; Bộ Năng lượng; tách Bộ Tài nguyên và Môi trường thành 2 bộ; nhập Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; nhập Bộ Giao thông – Vận tải và Bộ Xây dựng và đổi tên một số cơ quan, tách và chuyển một số lĩnh vực sang các bộ ngành khác nhau…

ĐBQH đề xuất đổi tên, sáp nhập các bộ, ngành
Theo chương trình làm việc, sáng 26.7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến của ĐBQH về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ XIV và Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày ý kiến thảo luận tại đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đó, các ý kiến đóng góp 63 đoàn đều thống nhất ý kiến. Bên cạnh đó, có một số góp ý từ các đại biểu như sau:

Có ý kiến đề nghị thành lập Bộ Gia đình, phụ nữ và trẻ em; Bộ Năng lượng; thành lập cơ quan quản lý vốn Nhà nước.
Có ý kiến tách Bộ Tài nguyên và Môi trường thành 2 bộ; nhập Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế tổng hơp; nhập Bộ Giao thông – Vận tải và Bộ Xây dựng; nhập Bộ Nội vụ và Ban Tổ chức Trung ương.

Đồng thời, một số ý kiến đề nghị đổi tên một số cơ quan là Bộ Dân tộc từ Ủy ban dân tộc; Bộ công an thành Bộ An ninh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành Ngân hàng Trung ương hoặc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Chuyển lĩnh vực tôn giáo từ Bộ Nội vụ sang Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, chuyển lĩnh vực Du lịch sang Bộ công thương; chuyển quản lý hộ tịch từ Bộ Tư pháp sang Bộ Nội vụ. Đề nghị phân công trách nhiệm trong quản lý Nhà nước trong vệ sinh an toàn thực phẩm, du lịch, tài nguyên nước…

Có ý kiến đề nghị Chính phủ cần cải tiến lề lối làm việc các Bộ, cơ quan ngang bộ, rà soát các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức liên ngành, tăng cường phân cấp cho địa phương, tinh giản biên chế, bảo đảm không tăng cơ cấu bên trong, đề cao người đứng đầu cơ quan, đơn vị để khắc phục những hạn chế đã nêu trong Tờ trình.

Để giải đáp về những đề xuất này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày báo cáo tiếp thu giải trình ý kiến của ĐBQH về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ XIV. Cả 63 đoàn đều cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ.

Về việc đề nghị thành lập và đổi tên một số bộ, cơ quan, Chính phủ xin tiếp thu và có ý kiến rằng, cơ cấu nhân sự, tổ chức như hiện nay đã được giữ ổn định, phù hợp với xu thế của thế giới và ngày càng phát huy hiệu quả. Tên gọi của một số bộ và các cơ quan ngang bộ đã được sử dụng trong thời gian dài, cả trong nước lẫn quốc tế và tên gọi hiện nay không vướng mắc, ảnh hưởng đến chức năng và nhiệm vụ được giao.

Do đó, để không ảnh hưởng đến công tác, Chính phủxin được giữ tên gọi như cũ. Chính phủ cũng xin nghiêm túc tiếp thu các ý kiến nêu trên và tiếp tục hoàn thiện bộ máy.

Thủ tướng cũng cho hay, về ý kiến thành lập cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, Chính phủ xin tiếp thu và sớm trình đề án thực hiện.

Về một số ý kiến đề nghị tách cách lĩnh vực sang các bộ ngành khác để tránh chồng chéo và những ý kiến Chính phủ cần thay đổi lề lối làm việc, Chính phủ xin nghiêm túc tiếp thu và nhanh chóng ban hành quy chế hoạt động của Chính phủ, bảo đảm tinh thần đổi mới, giảm trung gian, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu…

Ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được giới thiệu vào ghế Thủ tướng

Trong sáng 26.7, sau khi Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Thủ tướng.

Theo đó, Thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục là nhân sự duy nhất cho chức danh này ở nhiệm kỳ mới. Sau khi nghe tờ trình, Quốc hội về từng đoàn để thảo luận về nhân sự Thủ tướng.

Chính phủ mới gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

Theo kết quả biểu quyết sáng nay với 462/469 phiếu tán thành (tỉ lệ 94,94%), Chính phủ nhiệm kỳ mới gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ

Về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh từ thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ mới về cơ bản là phù hợp, Chính phủ đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ và các luật liên quan.

Cụ thể, 18 bộ, gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Bốn cơ quan ngang bộ, gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.

Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ đã được thực hiện ổn định từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII đến nay, đúng với chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và phù hợp với tình hình thực tế của nước ta trong thời gian qua.

Nhiệm kỳ 2011-2016, Chính phủ tiếp tục duy trì tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và mỗi việc, mỗi lĩnh vực chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện chịu trách nhiệm chính, đồng thời coi trọng công tác phối hợp tổ chức thực hiện.
Theo đó, Chính phủ đã tập trung quản lý điều hành vĩ mô, bao quát các chức năng nhiệm vụ trên các mặt của đời sống kinh tế-xã hội một cách có hiệu quả, cơ bản phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu chỉ đạo điều hành trong bối cảnh phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính Nhà nước được đẩy mạnh, bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, khắc phục cơ bản những chồng chéo, trùng lắp và bỏ sót nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chặt chẽ và hiệu quả hơn. Cơ cấu tổ chức các bộ, bên trong các bộ tích cực được sắp xếp, điều chỉnh.

Trí Lâm
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn tại Ninh Thuận
Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trước tình hình nắng nóng, hạn hán đang diễn ra gay gắt, trưa 28.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát tình hình nắng hạn tại huyện Ninh Sơn; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều đề xuất thay đổi cơ cấu hiện tại của Chính phủ