Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan vừa đưa ra khuyến cáo tới các doanh nghiệp trong nước cần thận trọng xác minh thông tin đối tác nước ngoài qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt bởi các đối tác “ma”.

Nhiều doanh nghiệp Việt bị đối tác 'ma' tại Hà Lan lừa đảo

18/10/2018, 21:15

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan vừa đưa ra khuyến cáo tới các doanh nghiệp trong nước cần thận trọng xác minh thông tin đối tác nước ngoài qua Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt bởi các đối tác “ma”.

Tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác nước ngoài trước khi giao dịch tránh bị lừa đảo - Ảnh minh họa: Internet

Thời gian vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan nhận được yêu cầu của một số doanh nghiệp Việt Nam nhờ trợ giúp, điều tra tính xác thực và tồn tại của một số doanh nghiệp Hà Lan.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ bị lừa đảo mất trắng tiền bởi các đối tác “ma” này sau khi ký hợp đồng đã thanh toán trước 10 - 30% giá trị hợp đồng, thậm chí có trường hợp trả trước 100% tiền hàng nhưng không nhận được hàng giao như đã thỏa thuận, hoặc mất liên lạc…

Qua xác minh của Thương vụ cho thấy, một số kẻ lừa đảo đã mạo danh những công ty có đăng ký hoạt động hợp pháp ở Hà Lan để lập các website mang tên các công ty này.

Hoặc nếu công ty có thật thì cũng chỉ là công ty 1 người, không nhân viên, được lập ra với đăng ký kinh doanh ngành nghề không đúng với những giao dịch thương mại với doanh nghiệp trong nước.

Khi Thương vụ liên hệ theo số điện thoại đăng trên trang website thì điện thoại liên lạc không có người nhấc máy, máy tự động trả lời.

Thương vụ liên hệ theo số máy đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh tại phòng thương mại Hà Lan thì chủ nhân thật sự của công ty thường nói không có quan hệ hoặc liên lạc làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức cảnh giác trong giao dịch với những công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên Internet, có trường hợp lấy từ trang mạng Alibaba hoặc chưa có giao dịch làm ăn với nhau.

Thủ đoạn của những công ty này thường chủ yếu chào bán hàng thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị cũ; hoặc nhập khẩu thủy hải sản... Vì đây là những mặt hàng có giá trị cao.

Thương vụ nhấn mạnh, trước khi tiến hành các cam kết làm ăn với đối tác mới, doanh nghiệp Việt Nam nên liên hệ với Thương vụ tại nước sở tại để tìm kiếm sự trợ giúp về sự tồn tại và tính hợp pháp của đối tác, cũng như tránh rủi ro có thể xảy ra.

Bình An/Thanh Tra

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều doanh nghiệp Việt bị đối tác 'ma' tại Hà Lan lừa đảo