Từ ngày 6.10 đến nay, tại vùng biển xã Bình Thuận (khu vực vịnh Dung Quất, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xảy ra tình trạng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, trong đó chủ yếu là cá bớp với tổng số lượng ước hàng trăm tấn, gây thiệt hại cho hơn 35 hộ nuôi ở 3 xã Bình Thạnh, Bình Đông và Bình Thuận nhiều tỉ đồng.

Cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở vịnh Dung Quất

17/10/2018, 09:00

Từ ngày 6.10 đến nay, tại vùng biển xã Bình Thuận (khu vực vịnh Dung Quất, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xảy ra tình trạng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, trong đó chủ yếu là cá bớp với tổng số lượng ước hàng trăm tấn, gây thiệt hại cho hơn 35 hộ nuôi ở 3 xã Bình Thạnh, Bình Đông và Bình Thuận nhiều tỉ đồng.

Khu vực nuôi cá bị chết trên vịnh Dung Quất - Ảnh: T.D

Trước tình hình trên, chính quyền huyện Bình Sơn đã tổ chức họp trả lời về nguyên nhân. Đại diện Phòng TN-MT huyện Bình Sơn và Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: “Qua quan trắc môi trường và lấy hàng chục mẫu nước, cá chết đưa đi xét nghiệm, kết quả cho thấy không có sự tác động của con người và vi rút gây bệnh. Cá nuôi chết hàng loạt là do quá trình kéo lồng nuôi từ các vùng biển khác đến khu vực trên để tránh lũ, môi trường nước bị thay đổi đột ngột đã dẫn đến tình trạng trên”.

Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn cho biết: “Khu vực biển xảy ra cá nuôi chết, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản cấm nuôi cách đây 2 năm. Các cấp chính quyền huyện Bình Sơn cũng đã triển khai và bà con cũng đã ký cam kết không nuôi. Thế nhưng vì chủ quan và một số nguyên nhân khác, bà con không nghe và vẫn tiếp tục nuôi, dẫn đến sự cố vừa rồi là rất đáng tiếc”.

Sau khi nghe các cơ quan chuyên môn công bố kết quả và giải thích các thắc mắc, người dân kiến nghị các cấp ngành của huyện Bình Sơn hỗ trợ thiệt hại, hướng dẫn cho được nuôi số cá sống còn lại, chờ đến kỳ thu hoạch để bán, thu hồi lại vốn; sau vụ nuôi này, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp.

Người dân tham dự để chờ trả lời về nguyên nhân cá chết - Ảnh: T.D

Bà Hà Thị Anh Thư cho rằng, dù bất cứ lý do gì, nhưng trước thiệt hại lớn của bà con như vậy chính quyền huyện Bình Sơn phải có trách nhiệm. Để chia sẻ phần nào thiệt hại trên, chính quyền Bình Sơn liên hệ và các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu kinh tế Dung Quất đã đồng ý tiêu thụ toàn bộ số cá chết đang được cấp đông và số hiện còn sống trong lồng bè cho bà con.

Về kiến nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của người nuôi cá lồng bị thiệt hại, bà Thư nói: “Không phải đến bây giờ mà vào năm 2017, sau khi xảy ra sự cố cá nuôi chết như vừa qua cũng tại các xã này, huyện đã có văn bản đề nghị với tỉnh về vấn đề trên, với tổng kinh phí khoảng 8 tỉ đồng. Nhưng do tỉnh bố trí chưa kịp nên chưa thể thực hiện được. Vì vậy sắp đến huyện sẽ tiếp tục kiến nghị tỉnh để giải quyết”.

Theo chỉ đạo của UBND huyện Bình Sơn, chính quyền 3 xã Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận khẩn trương thống kê cụ thể tổng số hộ nuôi cá trên biển ở từng địa phương, số cá đã chết và còn lại trong các lồng bè là bao nhiêu... Trên cơ sở này huyện sẽ có đề xuất, trả lời cụ thể cách giải quyết cho từng hộ nuôi. Đồng thời sau vụ này, các hộ dân phải tuân thủ lệnh cấm, tuyệt đối không được tiếp tục thả nuôi.

Tới Phan - Lê Đình Dũng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở vịnh Dung Quất