Hiện nay, số lượng dự án, công trình bất động sản chậm tiến độ đang bị "chôn vùi" ngày càng lớn, chiếm một lượng vốn khá lớn của toàn xã hội vì vốn đầu tư vào các dự án xây dựng chiếm đến 40% GDP.

Nhiều dự án của 'ông lớn' BĐS chậm tiến độ, lãng phí vốn đầu tư

tuyetnhung | 29/08/2016, 14:50

Hiện nay, số lượng dự án, công trình bất động sản chậm tiến độ đang bị "chôn vùi" ngày càng lớn, chiếm một lượng vốn khá lớn của toàn xã hội vì vốn đầu tư vào các dự án xây dựng chiếm đến 40% GDP.

Báo cáo kiểm toán năm 2015 vừa được hoàn tất của Kiểm toán Nhà nước một lần nữa chỉ ra những yếu kém của các tập đoàn, tổng công ty trong việc sử dụng tài sản, quản lý vốn và đầu tư. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng, kinh doanh những dự án bất động sản chậm tiến độ, làm giảm hiệu quả đồng vốn như các dự án đến từ đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty bia rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Bến Thành, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1)...

Một số dự án mà các doanh nghiệp nhà nước tham gia, thậm chí phải tạm dừng triển khai nên theo đánh giá củaKiểm toán Nhà nước, việc này gây lãng phí vốn đầu tư. Trong số đó cũng có mặt của một số dự án thuộc doanh nghiệp tên tuổi như: PVN, ACV, Vinataba...

Theo ông Trần Ngọc Hùng,Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên nhân khiếnhầu hết các công trình chậm tiến độ là do vốn không được đảm bảo. Hiện tượng phân bổ vốn dàn trải vẫn phổ biến, trình tự, thủ tục cấp vốn, thanh toán chậm, trễ, dẫn đến tiến độ thi công kéo dài.

Thực tế, chỉ trừ một số dự án trọng điểm, còn đại đa số dự án triển khai chậm do nguồn vốn thực hiện không đủ, chậm quyết toán. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của các chủ thể tham gia dự án từ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các nhà thầu tư vấn, xây lắp còn hạn chế, bất cập so với tốc độ phát triển nhanh, quá nóng.

Theo đó, toàn bộ công trình xây dựng đều phải xuất phát từ quy hoạch. Quy hoạch kinh tế-xã hội phải đi trước một bước, quy hoạch vùng, chi tiết làm cơ sở cho dự án. Nhà nước phải sửa đổi bổ sung, thậm chí xây dựng hàng loạt những điểm mới liên quan đến Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch.

Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng đang chủ trì một đề án lớn, đó là đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng. Vì vậy, ông Hùng hi vọng đây sẽ là đề án thay đổi được cơ bản những yếu kém trong ngành xây dựng hiện nay và đặc biệt là tình trạng công trình mở ra rồi “đắp chiếu” như đã nêu.

Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, với những dự án đầu tư, do vốn chủ sở hữu thấp nênnhiều doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao tới 150 lần. Như Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cà Mau 153,92 lần, Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines Đông Đô 40,55 lần, Công ty Cổ phần Đầu tư cảng Cái Lân 27,62 lần...

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
12 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều dự án của 'ông lớn' BĐS chậm tiến độ, lãng phí vốn đầu tư