Nhiều vị lãnh đạo ngân hàng đã phải thôi chức Chủ tịch HĐQT trong mùa đại hội cổ đông năm nay để quay về... chỗ cũ, điều hành doanh nghiệp.

Nhiều sếp ngân hàng rời ghế nóng, về điều hành doanh nghiệp

tuyetnhung | 28/04/2018, 10:10

Nhiều vị lãnh đạo ngân hàng đã phải thôi chức Chủ tịch HĐQT trong mùa đại hội cổ đông năm nay để quay về... chỗ cũ, điều hành doanh nghiệp.

Mới đây, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) với nội dung bầu Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2018-2022, ông Võ Quốc Thắng đã quyết định rời "ghế nóng" tại Kienlongbank và chỉlàm cố vấn cho ngân hàng. Quyết định trên là nhằm đáp ứng quy định mới trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, theo đó, luật không cho phép lãnh đạo ngân hàng đồng thời làm lãnh đạo doanh nghiệp. Ông Thắng hiện là Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group.

Ông Võ Quốc Thắng chia sẻ: "Tôi tin tưởng quyết định của mình là hài hòa nhất trong điều kiện thực tế hiện nay. Tuy không tiếp tục tham gia quản trị nhưng tôi rất sẵn lòng sắp xếp thời gian để tư vấn, hỗ trợ, chia sẻ với HĐQT, ban điều hành và cán bộ, nhân viên Kienlongbank".

Thay vào đó, các thành viên trong HĐQT đã quyết định bầu ông Lê Khắc Gia Bảo làm Chủ tịchHĐQTKienlongbank.

Với lý do trên, ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long... cũng đã phải quyết định rời vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) để quay về điều hành các doanh nghiệp mà ông đang giữ vị trí "cốt cán".

Trong khi đó, với tâm thế ngược lại, ông Dương Công Minh lại quyết định từ bỏ chức danh Chủ tịch HĐQT tại 4 công ty gồm: Him Lam, Dụng cụ thể thao Bảo Long, Phát triển Xín Mần và Chứng khoán Liên Việt để dốc toàn tâm toàn lực vàochiếc ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Ông Minh chia sẻ: "Phải đến thời điểm hiện tại mới xác định 100% gắn bó với Sacombank, còn trước đó trong thâm tâm vẫn không biết sẽ ở lại bao lâu".

Tương tự, ông Đỗ Quang Hiển cũng chấp nhận rời vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bất động sản T&T để quay về điều hành Ngân hàng SHB. Hay ông Đỗ Minh Phú cũng đã phải rời vị trí Chủ tịch Doji để giữ vị trí Chủ tịch TPBank. Bà Thái Hương cũng quyết định sẽ rút lui khỏi chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH True Milk sau 10 năm gắn bó để ở lại vị trí Tổng giám đốc BacABank.

Được biết, quyết định chọn 1 trong 2 của các lãnh đạo ngân hàng, doanh nghiệp là nhằm đáp ứng quy định mới trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi. Cụ thể, theo quy định của Luật sửa đổi, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng (TCTD)không được đồng thời là thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng Thành viên, thành viên Ban Kiểm soát của TCTD, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của TCTD. Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTDkhông được đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Chủ tịch HĐQT, chủ tịch Hội đồng Thành viên, tổng giám đốc (giám đốc) của TCTD không được đồng thời là chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, chủ tịch Hội đồng Thành viên, thành viên Hội đồng Thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Quy định này được giới chuyên gia đánh giá là giảm sở hữu chéo, xung đột lợi ích,phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, qua đó nhằm phòng ngừa rủi ro cho hệ thống ngân hàng.Đến nay, dù Luật Các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực hơn 3 tháng nhưng một số người vẫn kiêm nhiệm cùng lúc lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Nga làChủ tịch SeABank, nhưng vẫn giữ vị trí lãnh đạo tại BRG Group và hàng loạt công ty khác. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện là Tổng giám đốc VietJet Air nhưng cũng đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT HDBank; ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Gami, đồng thời giữ ghế Chủ tịch HĐQTNCB; ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQTNgân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Mareven Food Holdings...

Theo đó, dự báo thời gian tới sẽ có nhiều lãnh đạo ngân hàng, doanh nghiệp buộc phải "hy sinh" một trong hai chức vụ quan trọng: Hoặc làm sếp ngân hàng, hoặc làm sếp doanh nghiệp!

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều sếp ngân hàng rời ghế nóng, về điều hành doanh nghiệp