Năm 2017 trôi qua với rất nhiều sự kiện giáo dục tác động mạnh mẽ đến xã hội, tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như sự quan tâm của dư luận.

Nhìn lại các sự kiện gây chú ý của ngành giáo dục năm 2017

Hải Yến | 30/12/2017, 15:47

Năm 2017 trôi qua với rất nhiều sự kiện giáo dục tác động mạnh mẽ đến xã hội, tốn không ít giấy mực của báo chí cũng như sự quan tâm của dư luận.

Báo điện tử Một Thế Giới điểm lại những sự kiện giáo dục đáng chú ý, quan trọng trong suốt 1 năm qua

1- Kỳ thi THPT đổi mới - 30 điểm vẫn trượt đại học

Năm 2017 là năm thứ 3kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội nhưng kết quả vẫn bảo đảm độ tin cậy để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có một số vấn đề nổi cộm khi tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, xuất hiện "mưa điểm 10" gấp hơn 40 lần năm trước, bên cạnh đó lại nổi lên việc nhiều thí sinh có điểm thi cao trên 29, thậm chí 30 điểm vẫn có thể trượt đại học do cách xét tiêu chí phụ và cộng điểm ưu tiên. Đặc biệt, điểm chuẩn trong ngành công an, quân đội lấy cao kỷlục: 30- 30,5 điểm.

Có nhiều ngành, điểm chuẩn còn trên mức điểm tuyệt đối 30 điểm như Trường đại học Phòng cháy chữa cháy lấy điểm chuẩn nữ miền Bắc 30,25 điểm (có 4 thí sinh đạt điểm này nhưng chỉ có 3 người đậu, một người trượt dotiêu chí phụ). Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằngchính sách ưu tiên khu vực và vùng miền đã thực hiện trong nhiều năm và có nhiều điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Dù không đồng tình bỏ hẳn nhưng cần cân nhắc, sửa đổi để không quá bất hợp lý.

2- Hàng loạt các vụ cô giáo đánh học sinh mầm nongây phẫn nộ

Đầu tháng 2.2017, trên mạng xã hội lan truyền clip “trẻ bị cô giáo mầm non lấy dép đánh vào đầu do“ị” đùn”. Khi truyền thông vào cuộc phát hiện cô giáo cầm dép đánh học sinh là giáo viên của trường Sen Vàng (Minh Khai, Hà Nội). Và tới ngày 28.3, sự việc một cô giáo mầm non xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) nhốt học sinh 4 tuổi trong nhà vệ sinh rồi quên luôn khiến người dân xôn xao.

Liên tiếp những vụ bạo hành trẻ khiến dư luận bức xúc

Tới ngày 27.11, Bộ GD-ĐT đã vào cuộc sau khi báo chí phản ánh nhiều trẻ từ 3-5 tuổi tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (khu phố 3, phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) bị chủ cơ sở và hai bảo mẫu tại đây bạo hành. Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết vụ bảo mẫu của cơ sở Mầm Xanhbạo hành trẻ được xem là nghiêm trọng. Những người liên quan có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Có thể nói ngành giáo dục, đặc biệt giáo dục mầm non đã và đang là sự chú ý cao nhất của dư luận vì ở đây là nơi nuôi dưỡng, ươm mầm những tài năng, những búp non của xã hội trong tương lai nên những sự việc bạo hành trẻ em luôn bị xã hội lên án mạnh mẽ.

3- Taxi chở hiệu trưởng đâm gãy chân học sinh, hiệu trưởng bị cách chức

Ngày 1.12.2016, học sinh Trần Chí Kiên, lớp 2A4, Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội bị một taxi tông gãy chân trong sân trường. Tuy nhiên, sau đó, nhà trường phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh nói không có xe ô tô vào trường để trốn tránh trách nhiệm khiến nhiều người bức xúc. Ngay sau đó, nhiều giáo viên của trường Nam Trung Yên đã phản đối vì cho rằng kết quả khảo sát không trung thực.

Sau khi vào cuộc điều tra, Công an Hà Nội làm rõcháu Kiên bị taxi đâm ở sân trường dẫn tới gãy chân. Thời điểm xảy ra tai nạn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương cùng ngồi trên chiếc xe taxi nhưng có dấu hiệu che giấu sự việc, gây khó khăn cho quá trình điều tra. Ngày 21.2, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã chính thức công bố kết luận cách chức bà Ngọc và bà Hương đồng thời khai trừ đảng cả 2 người này vì hành vi gian dối trong giáo dục.

4- Đề xuất cải cách tiếng Việt

Đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền - nguyên Hiệu phó Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung và phương pháp dạy - học phổ thôngvề việc giảm bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 chữ, cải tiến chữ viết tiếng Việt với "giáo dục" thành "záo zụk", "tiếng Việt" thành "tiếq Việt"... nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận trên cộng đồng mạng.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng đề xuất của ông Hiền đáng được ghi nhận vì đó là nghiên cứu khoa học. Dưới góc độ chuyên môn, một số chuyên gia ngôn ngữ nêu quan điểm đổi mới là cần thiết nhưng đối với chữ viết, sự ổn định cần thiết hơn bởi vìchữ viết đã trở thành một phần của văn hóa. Bên cạnh đó, việc thay đổi chữ viết sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụykhác và có tác động không nhỏ đến xã hội.

Cải tiến chữ viết của PGS-TS Bùi Hiền không được áp dụng trong thực tế

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng địnhChính phủ và Bộ GD-ĐT chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ trong thời điểm hiện tại. Bộ GD-ĐT và Chính phủ trân trọng tất cả công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học. Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế cần có sự thẩm định của chuyên gia, ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.

5- Đề án đổi mới chương trình SGK

Ngày 28.11.2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 yêu cầu từ năm học 2018 - 2019 bắt đầu triển khai áp dụng chương trình GDPT và SGK mới đối với mỗi cấp tiểu học, THCS, THPT với lộ trình cụ thể: năm học 2018 -2019, lớp 1, lớp 6 và lớp 10; năm học 2019 -2020, lớp 2, lớp 7 và lớp 11; năm học 2020 - 2021, lớp 3, lớp 8 và lớp 12; năm học 2021 -2022, lớp 4 và lớp 9; năm học 2022 - 2023, lớp 5. Đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 tuy đã đạt được một số kết quả nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Để triển khai lộ trình trên, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí; bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

"Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình quy định", nghị quyết này nêu.

6- Xôn xao bảng xếp hạng giáo dục đại học

Bảng xếp hạng với 49 trường đại học ở Việt Nam do một nhóm chuyên gia độc lập công bố chiều 6.9 đã gây ngạc nhiên khi nhiều trường đại học "trẻ" lên ngôitrong khi các trường khối kinh tế nổi tiếng nằm ở vị trí khá thấp.

Theo bảng xếp hạng tổng thể mà nhóm chuyên gia này công bố, ĐHQG Hà Nội đứng đầu bảng với số điểm trung bình là 85,3. Các ĐH vùng và ĐHQG khác như ĐHQG TP.HCM, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế… đều nằm trong Top 10. Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng này là các trường ĐH "trẻ" như Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân đều có mặt trong Top 10. Trong đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp thứ 2 với mức điểm 72,0 điểm, còn ĐH Duy Tân xếp ở vị trí thứ 9.

7- Chi 12.000 tỉđồng đào tạo 9.000 tiến sĩ

“Tỷlệ tiến sĩ của Việt Nam còn quá thấp nên phải đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ và không đào tạo tràn lan”-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói. 9.000 tiến sĩ này cũng không phải là đào tạo mới và đề án này cũng không phải là đề án mới. Đây là đề án chỉnh sửa, nâng cao chất lượng từ đề án 911, trong đó tập trung vào việc thu hút các tiến sĩ đã đào tạo ở nước ngoài.

Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, thông tin về vấn đề này có thể chưa rõ, nên dư luận chưa hiểu hết. Đề án này không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng để làm sao đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không phải đào tạo tràn lan.

Việc chi quá nhiều tiền trong việc đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT khiến nhiều người phản đối

8- Kiến nghị giải tán Ban phụ huynh học sinh

Ngày 21.9, ông Võ Quốc Bình (40 tuổi, phụ huynh học sinh Trường tiểu học Hòa Bình, quận 1, TP HCM) cho biết đãgửi đơn lên các cơ quan quản lý giáo dục đề nghị giải tán Hội phụ huynh học sinh.

Ông Võ Quốc Bình cũng gửi đơn đến Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải tán Hội phụ huynh (Ban đại diện cha mẹ học sinh). Theo ôngBình, Hội phụ huynh học sinh thực chất không hoạt động đúng tôn chỉ quyđịnh mà chỉ lập ra để vận động phụ thu và quyên góp của các phụ huynh khác những khoản tiền không được phép vận động. Hội phụ huynh học sinh cũng không đứng về đại đa số phụ huynh học sinh mà như là cánh tay nối dài của nhà trường để tận thu.

9- Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ “lệnh cấm” thi tuyển vào lớp 6

Bên cạnh việc đề xuất miễn học phí cấp THCS như trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục thì trong năm 2017, Bộ GD-ĐT còn công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18.4.2014.

Một điều đáng chú ý là dự thảo bổ sung: “Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh”.

Theo các trường THCS, việc tuyển sinh dựa trên học bạ có thể không chính xác. Điều đó được thể hiện khi việc kiểm tra kiến thức đầu năm học lớp 6, nhiều học sinh có học bạ đẹp nhưng kiến thức thực sự không như vậy. Mặt khác, có một số trường lại cho rằngviệc đánh giá kết quả học ở các trường tiểu học rất khác nhau. Vì vậy, với việc bổ sung quyđịnh trên, lãnh đạo nhiều trường THCS đã bày tỏ vui mừng vì có thể chọn lựa được học sinh giỏi vào trường.

10- Sẽ không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức

Đó là một trong những điểm mới được đề cập tại khoản 2, điều 6 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Tuy nhiên, người dân đã bày tỏ việc không phân biệt bằng ĐH chính quy và tại chức sẽ khó nhận biết được năng lực thực sự của người học bởi hiện nayviệc đào tạo tại chức chưa thực sự hiệu quả, nhiều người đi học vì tấm bằng để thăng tiến trong công việc, chứ không phải là bổ sung thêm kiến thức.

Việc đưa ra quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành với mục đích nêu cao vai trò trách nhiệm của trường học khi mở một ngành nào đó thì phải nâng cao từ cơ sở vật chất cho đến giảng viên. Mô hình tuyển sinh sẽ phụ thuộc vào khả năng đầu tư vào nhà trường để đảm bảo chất lượng đào tạo. Điều này cũng tránh tình trạng tuyển sinh chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của người học mà không chú trọng đến sự đầu tư của trường học.

Dạ Thảo - Ảnh: Internet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn lại các sự kiện gây chú ý của ngành giáo dục năm 2017