Nước Mỹ đã có vấn đề lớn mà Trump chỉ là sự thẩm định chứ không phải là nguyên nhân. Nước Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng nếu giới tinh hoa Mỹ không thay đổi quan điểm thì vị thế ấy sẽ rời khỏi nước Mỹ trong tương lai không xa. Điều đó cho thấy nước Mỹ đã thất bại trước kẻ thù nguy hiểm nhất của mình - đó chính là kẻ thù tư tưởng.

Nhìn từ 'hiệu ứng Trump', nước Mỹ đã thất bại?

05/12/2016, 18:45

Nước Mỹ đã có vấn đề lớn mà Trump chỉ là sự thẩm định chứ không phải là nguyên nhân. Nước Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng nếu giới tinh hoa Mỹ không thay đổi quan điểm thì vị thế ấy sẽ rời khỏi nước Mỹ trong tương lai không xa. Điều đó cho thấy nước Mỹ đã thất bại trước kẻ thù nguy hiểm nhất của mình - đó chính là kẻ thù tư tưởng.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm trận chiến Trân Châu Cảng – một bước ngoặt trong lịch sử của cuộc Chiến thanh Thế giới thứ II, khi Mỹ chính thức tham gia cuộc chiến – Bloomberg ngày 2.12 có bài bình luận về vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với hai đối thủ trực tiếp từ trận Trân Châu Cảng năm xưa là Đức và Nhật.

Hãng tin Mỹ cho rằng, sau hơn bảy thập kỷ từ thất bại trong trận Trân Châu Cảng, nước Mỹ đang phải nhờ cậy đến hai đối thủ của mình - vốn là hai kẻ chiến bại của Mỹ trong Thế chiến II – giữ gìn và bảo vệ những cốt lõi của giá trị Mỹ. Đó là nguyên tắc tự do - dân chủ truyền thống và nguyên tắc tự do - bình đẳng trong giao thương quốc tế.

Ngày 7.12.2016 “kỷ niệm lần thứ 75 cuộc tấn công Trân Châu Cảng, cột mốc quan trọng khi đưa Mỹ chính thức tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ II. Bây giờ hai đối thủ chính của Mỹ trong cuộc chiến ấy - Đức và Nhật - sẽ phải trở thành những “hậu vệ” quan trọng nhất giữ gìn trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ đã thiết lập được từ sau chiến thắng của mình”, Bloomberg viết.

Tại sao hãng truyền thông Mỹ lại nhìn nhận về vai trò của nước Mỹ có vẻ bi quan như vậy?

Do người Mỹ đang bi quan với hiệu ứng Trump

Đã gần một tháng trôi qua, dường như nước Mỹ vẫn chưa thể bình thường trở lại sau chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 57 của nước Mỹ. Ứng cử viên Hillary Clinton và phe Dân chủ chưa thể nguôi ngoai nỗi thất vọng thất cử là chuyện đương nhiên, bởi họ thua đau trên thế thắng.

Tuy nhiên, khi giới chính trị, giới truyền thông và nhiều thành phần tinh hoa khác trong xã hội Mỹ vẫn chưa thể chấp nhận chiến thắng của ông Trump, thì vấn đề không chỉ là thắng thua của các ứng viên trong cuộc bầu cử nữa. Hiệu ứng Trump đã tạo ra rất nhiều đổi thay trong đời sống chính trị Mỹ, đời sống xã hội Mỹ và ông chiến thắng cũng nhờ sự đổi thay ấy.

Song khi Trump chiến thắng thì đó lại được xem là một bước ngoặt đối với nước Mỹ. Lợi ích Mỹ, sức mạnh Mỹ, giá trị Mỹ mà thể hiện ra qua vị thế và vai trò của nước Mỹ trên thế giới sẽ có sự đổi thay. Giới tinh hoa Mỹ không thể tự tin rằng Trump và chính quyền của ông ta sẽ giữ được những gì tinh túy nhất tạo nên một nước Mỹ - trung tâm của thế giới tự do.

Với quan điểm, lời nói và hành động của tân Tổng thống Trump, giới tinh hoa của nước Mỹ lo ngại nhiều nguyên tắc tạo nên giá trị Mỹ có thể bị điều chỉnh, thay thế, thậm chí phá bỏ dưới thời của ông. Từ đó có thể làm thay đổi vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế, làm giảm sút vai trò của nước Mỹ đối sân khấu chính trị thế giới và nền kinh tế toàn cầu.

Như vậy “hiệu ứng Trump” có thể làm thay đổi cả một hệ thống các quốc gia, tổ chức chịu ảnh hưởng bởi giá trị Mỹ, được bảo trợ bởi sức mạnh, qua đó làm thay đổi cấu trúc của trật tự thế giới mà Mỹ đã góp phần tạo dựng và định hình với trục Mỹ là trung tâm. Điều đó khiến cho hình ảnh nước Mỹ sẽ nhạt nhòa, thậm chí sụp đổ sau hơn 7 thập kỷ tạo hình.

Kết quả hình ảnh cho picture of Trump

Hiệu ứng Trump chỉ thẩm định lại chứ không phải là nguyên nhân làm giảm vị thế và vai trò của nước Mỹ với trật tự thế giới - Ảnh: Washington Post

“Tổng thống đắc cử Donald Trump - người đề cao chủ nghĩa biệt lập - đã báo hiệu một sự suy giảm nghiêm trọng trách nhiệm toàn cầu của Mỹ. Ông đã đề nghị các đồng minh chiến lược phải trả tiền để có sự bảo trợ của Mỹ, ông cũng có thể xé bỏ các thỏa thuận thương mại và thay thế bằng các cuộc chiến tranh thương mại”, theo Bloomberg.

Không những thế, tân Tổng thống Trump còn làm ảnh hưởng đến “nguyên tắc dân chủ và quyền con người… Tổng thống Trump sẽ xem nhẹ vị thế của Mỹ trên thế giới với vai trò cường quốc số một về cả kinh tế, quân sự và văn hóa. Những thiệt hại cho nước Mỹ gây ra bởi hành động của Trump là không thể tiên đoán”, Bloomberg bình luận.

Như vậy là giới tinh hoa của nước Mỹ quá bi quan với hiệu ứng Trump mà có thể gây thảm hoạ cho nước Mỹ. Niềm tự hào về giá trị Mỹ, niềm kiêu hãnh về sức mạnh Mỹ có thể nhạt nhoà trong quan điểm và chương trình hành động của chính quyền Trump được cho là tất cả vì lợi ích Mỹ. Điều đó làm giảm vai trò của Mỹ, tạo ra khoảng trống chết người trong trật tự thế giới.

Và người Mỹ phải cậy nhờ vào các đồng minh, đó là “Đức và Nhật Bản phải làm tất cả những gì có thể để lấp vào khoảng trống mà nước Mỹ của Trump tạo ra”, Bloomberg phân tích.

Do nước Mỹ đã tự đánh mất vai trò của mình

Theo nhận định của Bloomberg, giới tinh hoa Mỹ cho rằng cả hai quốc gia Đức và Nhật đều chia sẻ quan tâm của Mỹ là củng cố an ninh khu vực. Việc Trump nghiêng về Putin và hoài nghi về NATO sẽ đặt thêm gánh nặng cho Đức trong việc níu giữ Liên minh châu Âu tuân thủ lệnh trừng phạt nước Nga và đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng của Đức.

Còn với Nhật Bản thì hãng tin Mỹ cho rằng Tokyo sẽ phải làm việc với một Tổng thống Hoa Kỳ mà chưa biết đối phó với Triều Tiên ra sao, khi Hàn Quốc đang rung chuyển bởi vụ bê bối chính trị. Vì vậy, để kiềm chế sự phiêu lưu của Trung Quốc, Nhật Bản phải tăng cường hợp tác chiến lược với hiệp hội các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN).

Như vậy là giới tinh hoa của nước Mỹ rất rõ ràng khi trao trọng trách cho các đồng minh trong việc giữ gìn và bảo vệ linh hồn cho nước Mỹ. Người viết cho rằng vì quá bi quan trước hiệu ứng Trump nên giới tinh hoa của nước Mỹ đã ảo tưởng về vị thế và vai trò của nước Mỹ đối với phần còn lại của thế giới, từ đó lo lắng cho hỉnh ảnh của nước Mỹ có thể bị hoen ố, nhạt phai.

Kết quả hình ảnh cho picture of obama

Tổng thống Barack Obama là người hiểu rõ nhất sự thất bại của nước Mỹ - Ảnh: Huffington Post

Thực ra, ảnh hưởng của nước Mỹ đối với phần còn lại của thế giới đã đổi thay – cả với đối tác, đồng minh lẫn đối thủ. Người Mỹ quá tự tin vào sự vững chắc của trục Mỹ trong thế giới đơn cực hình thành sau khi Liên Xô tan rã. Điều đó khiến cho người Mỹ không thay đổi cách nhìn của mình về thế giới, cho dù thế giới đã đổi thay đến chóng mặt trong một phần tư thế kỷ qua.

Về chính trị, cho đến nay hầu hết những nước cờ chính trị của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh đều thất bại, khi tất cả những bàn cờ chính trị mới mà Mỹ tạo ra tại các quốc gia như Iraq, Lybia, Afghanistan hay Kosovo đều rệu rã hay sụp đổ nếu thiếu lợi ích Mỹ, vắng sức mạnh Mỹ. Washington đã phải trả giá khi không xây dựng nền tảng quyền lực cho các thực thể chính trị thân Mỹ tại các bàn cờ chính trị mới.

Hậu quả đó gây nên hiệu ứng tiêu cực khiến nhiều đồng minh thân thiết, đối tác chiến lược lần lượt rời bỏ nước Mỹ trong thời gian qua. Có những đồng minh, đối tác chịu sự ảnh hưởng của đối thủ, thậm chí có những đồng minh, đối tác đã trở thành đối thủ của nước Mỹ. Khoảng trống của Mỹ trên sân khấu chính trị thế giới đã rất lớn, chứ không phải chờ Trump tạo ra.

Về kinh tế, dù vẫn là nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới, nhưng thực ra nước Mỹ đã để cả đồng minh, đối tác lẫn đối thủ qua mặt Mỹ ở nhiều lĩnh vực, thay thế Mỹ trong nhiều định chế quốc tế. Tổng thống Obama muốn xây dựng chuẩn mực cho thương mại quốc tế nhưng tổng giá trị thương mại của Mỹ chỉ bằng 4/5 của Trung Quốc, điều đó khiến tham vọng của Obama khó thành hiện thực.

Mỹ kêu gọi thương mại tự do, chống bảo hộ mậu dịch nhưng Mỹ lại liên tục áp dụng các biện pháp tạo nên hàng rào bảo hộ mậu dịch như áp thuế chống bán phá giá hay gắn lợi ích kinh tế với các vấn đề chính trị. Như vậy, kinh tế Mỹ có quy mô lớn, nhưng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ thì cần phải thẩm định lại. Dường như người Mỹ luôn mặc định kinh tế Mỹ lớn và mạnh.

Về quân sự, Mỹ vẫn là siêu cường cả về khí tài và chiến lược công – thủ, song cấu trúc của hệ thống thì ngày càng tỏ ra tụt hậu so với trang bị và chiến lược. Nguyên nhân là do niềm kiêu hãnh của người Mỹ về sức mạnh Mỹ, từ đó hình thành nên tư tưởng bảo thủ. Hệ quả là những trụ cột hình thành nên sức mạnh Mỹ đổi thay không đồng bộ, từ đó dẫn đến sự lệch pha.

Từ sự lệch pha giữa các trụ cột khiến Mỹ mạnh – yếu trên các mặt trận và từ đó tạo cơ hội cho đối thủ qua mặt Mỹ. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, nước Mỹ mới giật mình trước sự thách thức của Nga trong cuộc chiến thông tin. Đặc biệt Mỹ đã tỏ ra thua kém Nga trên mặt trận tuyên truyền mà thể hiện rõ nét qua việc các đồng minh của Mỹ có xu hướng thân Nga sau khi bị tấn công bởi mặt trận không tiếng súng.

Do vậy, từ sự bi quan với hiệu ứng Trump, người Mỹ lo lắng đi tìm đồng minh để gửi gắm “linh hồn Mỹ”, song thực ra nước Mỹ đã có vấn đề lớn mà Trump chỉ là sự thẩm định chứ không phải là nguyên nhân. Nước Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng nếu giới tinh hoa Mỹ không thay đổi quan điểm thì vị thế ấy sẽ rời khỏi nước Mỹ trong tương lai không xa.

Từ sự lo lắng của người Mỹ, từ việc người Mỹ nhờ cậy vào đồng minh, đối tác, cho thấy nước Mỹ đã thất bại trước kẻ thù nguy hiểm nhất của mình - đó chính là kẻ thù tư tưởng.

Ngọc Việt

Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn từ 'hiệu ứng Trump', nước Mỹ đã thất bại?