Con của một người bán hàng rong trên vỉa hè quận trung tâm Đà Nẵng đã rất uất ức khi chứng kiến cha mẹ bị quy tắc đô thị hành. Công dân này đã gửi thư cầu cứu lên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Những ai từng bị quy tắc đô thị gây khó dễ chắc phải ứa nước mắt khi đọc những dòng này.

Nhói lòng 'lá thư vỉa hè' gửi Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ

Lê Đình Dũng | 28/05/2018, 16:09

Con của một người bán hàng rong trên vỉa hè quận trung tâm Đà Nẵng đã rất uất ức khi chứng kiến cha mẹ bị quy tắc đô thị hành. Công dân này đã gửi thư cầu cứu lên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Những ai từng bị quy tắc đô thị gây khó dễ chắc phải ứa nước mắt khi đọc những dòng này.

Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành công văn chỉ đạo Chủ tịch UBND Q.Hải Châu chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ thành phố tổ chức buổi gặp mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của lực lượng kiểm tra quy tắc đô thị để quán triệt, chấn chỉnh tác phong, thái độ làm việc; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Việc này phải hoàn thành và báo cáo về Chủ tịch UBND TP trước ngày 10.6.2018.

Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở: Xây dựng, TN-MT, GTVT và UBND các quận huyện thực hiện việc tổ chức gặp mặt để quán triệt thái độ làm việc, tăng cường kỷ cương hành chính kết hợp với tập huấn chuyên sâu về công tác phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về trật tự đô thị cho toàn thể lực lượng kiểm tra quy tắc đô thị trên địa bàn thành phố.

Công văn của ông Huỳnh Đức Thơ được ban hành sau khi một công dân trên địa bàn thành phố gửi thư cầu cứu đến ôngqua hộp thư điện tử.

Quy tắc đô thị quận Hải Châu trong một lần ra quân dẹp vỉa hè

Một Thế Giớixin trích đăng nội dung bức thư:

Kính gửi chú Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Con tên là: P.Q.H (tên người viết đã được thay đổi và viết tắt).

Hiện nay con ở quậnHải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Hôm nay, con thật sự bức xúc và giận dữ lắm, giận dữ tột độ rồi nên con mới xin chú dành một ít thời gian để trình bày với chú một việc sau, chú xem thử có đúng hay là không:

Tuổi thanh xuân, ba mẹ con dành hết một nửa cuộc đời để cống hiến cho nhà nước và đến hiện bây giờ ba mẹ con tuổi đã cao, già yếu, đã về hưu và sống bằng những đồng lương hưu ít ỏiqua ngày.

Con tên là H., con từ khi sinh ra đến bây giờ ngày càng lớn nên ba mẹ con phải buôn bán thêm để kiếm tiền cho con ăn học. Ba mẹ con hiện nay bán quán nước cà phê giải khát vỉa bè trong quận Hải Châu (con xin giấu không nêu địa chỉ cụ thể) tính đến nay đã được gần 10 năm từ khi con học cấp 2 đến bây giờ.

Thưa chú Huỳnh Đức Thơ, không biết gia đình chú có ai đã từng buôn bán vỉa hè không. Bán buôn vỉa hè cực khổ muôn phần nhiều lắm chú ơi! Phải chịu nắng chịumưa, sương gió bụi đường. Cũng vì miếng cơm manh áo mà ba mẹ con hằng ngày phải lam lũ ngoài vỉa hè để kiếm từng đồng, từng ngàn lo cho gia đình. Buôn bán vỉa hè của nhà nước thì mình phải chịu đóng tiền này tiềnnọ, tiền thuê mặt bằng vỉa hè, tiền môn bài, kinh doanh, tiền ủng hộ cho mấy chú quy tắc ở phường và mấy ông làm lớn, rồi tiền cuối năm, tiền mồng 5 tháng Năm, tiền lễ, tiền tết và nhiều các kiểu tiền nữav.v…

Ngày 28.12.2017, thời tiết cuối năm thường xuyên thay đổi liên tục, ba con tuổi cao sức yếu nên bị đau bệnh của người già phải nằm bệnh viện để theo dõi chữa bệnh. Con và mẹ con phải nương tựa vào nhau để buôn bán kiếm tiền lo viện phí cho ba.

Chuyện bắt đầu từ ngày hôm đó thưa chú Huỳnh Đức Thơ. Con viết thư này đểkể cho chú nghe về cách làm việc của mấy ông quy tắc phường (mẹ con nói conmới biết mấy ổng làm ở quy tắc phường). Cuối năm 2017, gia đình con khốn khổ đủ thứ chuyện phải lo tiền cho ba một phần, một phần cuối năm mấy chú quy tắc cứ tới quán mẹ con hù dọa, chửi bới rồi đòi viết biên bản phạt này phạt nọ trong khi đó mẹ con buôn bán lúc nào cũng làm theo sự sắp xếp của mấy chú hết chứ không có lấn chiếm lề đường, và chỉ để đồ đạc ở bên trong vạch kẻ màu trắng của mấy chú kẻ đó.

Con nghĩ hình như mấy chú cố tình làm vậy để xin tiền mẹ con cho cuối năm, cho vậy cũng được đi. Thì nói chuyện cuối năm xin tiền thì mẹ con cho đằng này mấy chúnói chuyện rất là vô văn hóa, nói tục tĩu, có lần con thấy mấy chú đến quán con uống nước lần nào mẹ con cũng không dám đòi tiến mấy chú.

Ngồi uống nước rồi lấy bài ra đánh bài. Mẹ con không cho đánh bài mấy chúcũng đánh, mấy chú kêu không sợ ai hết nên chơi một xí rồi nghỉ. Có lần con thấy trong đó có 2 chú quy tắc đánh bài cởi áo ra thấy 2 chú đó xăm hình gì đó đầy cái lưng giống như mấy ông giang hồ cho vay nặng lãi, đâm thuê chém mướn như vậy đó.

Con nghe mẹ con nói sắp tới qua năm mới 2018 ở trên thành phố họ cho mấy chú làm quy tắc ở phường nghỉ hết rồi vì mấy chú hình như không ai có bằng cấp gì cả và ăn học không đàng hoàng đến nơi đến chốn và học cũng không bằng con. Nghe vậy con và mẹ con cũng ráng chịu đựng mấy chú cho qua sang năm mới 2018.

Nhưng đến bây giờ cuối tháng 4.2018 thì con vẫn thấy mấy ông quy tắc đó còn làm việc bình thường. Mới vừa qua gần tới ngày lễ 30.4 và ngày 1.5, mấy chúquy tắc cứ tới quán mẹ con hù dọa 2 mẹ con con để kiếm tiền miết, kêu là sắp tới không cho bán nữa kêu tự đi kiếm chỗ khác bán. Lần nào tới mấy chú cũng nói vậy. Có lúc mấy chú đi xe ô tô đến quán, có lúc mấy chú đi xe máy đến mà toàn là mấy chú đi xe tay ga to và bự không.

Lần nào cũng vậy, mấy chú tới cũng hù dọa, mẹ con thì mấy năm trước cũng bị hù rồi, hiện nay sợ quá nên bị bệnh tim luôn. Mỗi lần như vậy là con thương ba mẹ con nhiều lắm. Tối về ba mẹ con không ngủ được mà có lúcthức từ đêm khuya tới sáng rồi dọn quán ra bán luôn.

Con nói không phải mấy chú ai cũng giống nhau hết, có chú thì tội rất tội, nói chuyện đàng hoàng và tội lắm, mẹ con đưa tiền miết mà chú không bao giờ lấy, lần nào cũng trả lại và không thì vứt lại trên bàn ở quán. Có chú thì vừa cầm tiền ra thì lấy liền. Mỗi lần, lần nào cũng 500 ngàn và 1 triệu hết. Con tự hỏi không biết đến bao giờ gia đình con và các quán hàng bên cạnh khác mới hết chịu đựng cái cảnh sợ như thế này nữa đây.

Thực sự hiện nay con rất buồn và chán cho xã hội quá. Hễ thấy người nào nghèo bán vỉa hè là ức hiếp để lấy tiền buôn bán của họ, bán buôn kiếm từng đồng từng ngàn khổ lắm. Mấy chú lấy tiền về rồi ăn chia với nhau chắc vui lắm, không biết mấy chú có bị cắn rứt lương tâm không. Con không hiểu sao các cơ quan nhà nước lại chứa chấp những người như vậy nữa.

Ở xóm con có mấy anh học hành đàng hoàng đến nơi đến chốn thì đi xin việc chỗ nào cũng khó lắm. Còn mấy chú quy tắc không có ăn học thì được làm nhà nước và làm miết, làm sai mọi thứ mà con học ở trên trường trên lớp. Con có nghe mẹ con nói chắc mấy chú lương ít ỏi lắm, làm gì cũng ăn nấy thôi. Không chỉ ăn riêng của mấy chú đâu, còn phải về chia chác cho mấy ông kia làm lớn hơn nữa, bởi vậy mấy ông kia mới cho mấy chú làm đến bây giờ mà có sợ gì đâu.

Hôm nay, vừa thi xong nên con cũng rảnh rỗi ít thời gian con lên mạng tìm hiểu ít nhiều con cũng biết chú và cũng có nghe mấy bác lớn tuổi nói về chú là làm ở thành phố. Qua việc này con cũng mong chú tìm cách nào đó giúp đỡ 3 mẹ con con khỏi phải lo lắng khi thấy mấy chú quy tắc đó mỗi khi xuất hiện và cho mấy chú biết và hiểu cuộc sống mưu sinh vỉa hè ngoài đường cực khổ như thế nào để mấy chúbiết và thay đổi lại cuộc sống và cách làm việc thế nào cho tốt hơn chứ con sợ mấy chú không có ăn học đến nơi đến chốn nên không suy nghĩ được việc này.

Con xin chân thành cảm ơn chú Huỳnh Đức Thơ.

Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ công khai toàn bộ nội dung bức thư này trong buổi gặp mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của lực lượng kiểm tra quy tắc đô thị do UBND Q.Hải Châu chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ thành phố tổ chức.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhói lòng 'lá thư vỉa hè' gửi Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ