Càng về cuối năm, tình trạng tổ chức hội thảo khám bệnh, chữa bệnh trái phép, thậm chí mạo danh bác sĩ có tên tuổi ở các bệnh viện lớn để quảng cáo bán thực phẩm chức năng, khám chữa bệnh… diễn ra càng phức tạp.
Theo dòng thời sự

Nhức nhối tình trạng bác sĩ 'rởm' tung hoành, lực lượng chức năng liên tục xử lý

Sơn Lam 29/01/2024 22:08

Càng về cuối năm, tình trạng tổ chức hội thảo khám bệnh, chữa bệnh trái phép, thậm chí mạo danh bác sĩ có tên tuổi ở các bệnh viện lớn để quảng cáo bán thực phẩm chức năng, khám chữa bệnh… diễn ra càng phức tạp.

Hội thảo thẩm mỹ trái phép

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế phối hợp Công an TP.HCM kiểm tra đột xuất tại tầng 3 (tòa nhà số 24 đường 3/2, phường 12, quận 10) liên quan đến hoạt động hội thảo “KBIT’s Vietnam member meeting - Cập nhật công nghệ chống lão hóa xu hướng 2024” do Công ty TNHH Thẩm mỹ quốc tế Yonglee tổ chức.

anh-man-hinh-2024-01-29-luc-21.19.17.png
Tổ chức hội thảo trái phép, hàng loạt sản phẩm bị thu giữ

Tại thời điểm kiểm tra, hội thảo có sự hiện diện của 2 người nước ngoài, quốc tịch Hàn Quốc (ông Noh Hyun Taek và ông Seo Jowa Yoon), bà Hoàng Huyền, ông Trương Thanh Tịnh cùng hơn 50 khách mời và nhân viên tổ chức sự kiện.

Theo hình ảnh nội dung quảng cáo chương trình của hội thảo, ông Noh Hyun Taek được mời chia sẻ công nghệ chỉ nâng cơ mặt MINT Lift, ông Trương Thanh Tịnh được mời chia sẻ kỹ thuật căng chỉ xóa nọng cằm bằng chỉ MINT và bà Hoàng Huyền được mời chia sẻ kỹ thuật MD Codes.

Đoàn kiểm tra ra quyết định tạm giữ 11 loại sản phẩm gồm trang thiết bị y tế, hộp filler, hơn 400 tờ rơi, catalogue giới thiệu sản phẩm, 06 standee quảng cáo hội thảo để tiếp tục xác minh làm rõ.

Đáng nói, dù giới thiệu hội thảo “hoành tráng”, nhưng đại diện Công ty TNHH Thẩm mỹ quốc tế Yonglee chỉ cung cấp cho đoàn kiểm tra hình ảnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0318164793 ngày 15.11.2023 do Sở KH-ĐT TP.HCM cấp, do bà Nguyễn Thị Thương là giám đốc và đại diện pháp luật.

Công ty này không cung cấp được cho đoàn kiểm tra các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức sự kiện, hội thảo và các hồ sơ pháp lý liên quan đến các sản phẩm filler và trang thiết bị y tế đang được trưng bày, giới thiệu tại hội thảo.

Bệnh viện lớn kêu khổ vì bị mạo danh, “nhái” thương hiệu

Ngoài việc phát hiện tổ chức hội thảo thẩm mỹ trái phép, tình trạng nhái thương hiệu bệnh viện lớn, cung cấp dịch vụ chất lượng kém, thu tiền cao cũng diễn ra rầm rộ. Tình trạng này đã khiến nhiều người dân sập bẫy và mất tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và thương hiệu của các bệnh viện.

anh-man-hinh-2024-01-29-luc-21.19.29.png
Bệnh viện Mắt Sài Gòn bị mạo danh

Ông Huỳnh Lê Đức - Giám đốc hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn cho biết từng phát hiện và gửi văn bản yêu cầu đính chính đến cổng thông tin điện tử của một tỉnh về bài viết sai sự thật khi thông tin Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp là chi nhánh của hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn.

Đơn vị giả mạo tên “Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp” còn thiết kế website giống Bệnh viện Mắt Sài Gòn gây sự nhầm lẫn cho cộng đồng.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Đồng Tháp khai trương từ ngày 21.5.2023 tại địa chỉ số 303, đường Phạm Hữu Lầu, phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, do ông Nguyễn Văn Thêm (địa chỉ tại Lô V5 Sunrise City, phường Tân Hưng Thuận, quận 7, TP.HCM) là người đại diện.

Theo giới thiệu, bệnh viện này được đầu tư, xây dựng và phát triển bởi Công ty cổ phần Đầu tư Hy An (Hy An Group) - trụ sở đặt tại 68 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM; Văn phòng giao dịch đặt tại 20, Đường D1, KDC Him Lam, quận 7, TP.HCM.

Không chỉ có Bệnh viện Mắt Sài Gòn là “nạn nhân”, mà nhiều bệnh viện khác cũng gặp tình trạng tương tự như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175... khi bị “làm nhái” thành Thẩm mỹ Chợ Rẫy, Viện thẩm mỹ 175... Mục đích mạo danh nhằm khiến bệnh nhân hiểu nhầm đây là cơ sở của những đơn vị trên.

Tương tự, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng đã tiếp nhận phản ánh của một số người dân qua đường dây nóng về việc có một số đối tượng mạo danh giới thiệu là cán bộ, nhân viên của bệnh viện. Với nhiều thủ đoạn, các trang giả mạo này tư vấn, khám bệnh trực tuyến, bán thuốc nhằm trục lợi từ bệnh nhân; đã có nhiều người bệnh nhầm tưởng và bị lừa.

Hay mới đây, lực lượng chức năng đã khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc và những nơi liên quan của Công ty TNHH Bảo Long Dược tại Hà Nội. Việc này nhằm điều tra, làm rõ việc nhiều đối tượng giả danh y, bác sĩ tư vấn, quảng cáo không đúng sự thật về tác dụng của thuốc chữa bệnh, bán với giá cao hàng chục lần giá gốc, thu lợi bất chính gần 75 tỉ đồng.

Mạo danh bệnh viện trục lợi có thể bị xử lý hình sự

Trả lời báo chí, Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định đây là thông tin sai sự thật và fanpage Đa khoa Chợ Rẫy là giả mạo; đồng thời kêu gọi cộng đồng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho fanpage giả mạo trên để tránh bị lừa đảo.

anh-man-hinh-2024-01-29-luc-21.19.48.png
Bệnh viện Chợ Rẫy bị nhiều đơn vị mạo danh bằng những tên gọi như "Viện thẩm mỹ Chợ Rẫy..."

Còn đại tá Nguyễn Văn Tuấn - Chủ nhiệm chính trị, Bệnh viện Quân y 175 cho rằng việc mạo danh, giả mạo, lấy tên tuổi các bác sĩ và thương hiệu Bệnh viện Quân y 175 để trục lợi cá nhân, lừa đảo có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, thậm chí cả tính mạng người sử dụng dịch vụ.

“Hành vi trên làm ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện, đồng thời khuyến cáo người dân cần hết sức tỉnh táo, thận trọng xác minh lại thông tin theo địa chỉ, số điện thoại của bệnh viện để không bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt, dẫn tới tiền mất, tật mang”, ông Tuấn nói và đề nghị các bệnh viện phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, đồng thời khi phát hiện có dấu hiệu nhái thương hiệu cần phải gửi đơn đến các cơ quan chức năng để làm rõ.

Theo TS-LS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, hành vi bán thuốc bằng cách mạo danh bác sĩ, cơ sở y tế có thể bị xử lý hình sự về tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ông Cường cho rằng trường hợp thực hiện hành vi gian dối mạo danh bác sĩ, cơ sở y tế để nhận tiền, tài sản của bệnh nhân rồi chiếm đoạt thì đối tượng thực hiện hành vi này cũng có thể bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Bài liên quan
Đồng Nai: Bác sĩ giết người, phân xác phi tang đã khai gì?
Tối 27.4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết bác sĩ sát hại nữ nhân viên y tế đã khai cách thức giết người tại phòng làm việc của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhức nhối tình trạng bác sĩ 'rởm' tung hoành, lực lượng chức năng liên tục xử lý