CNN ghi nhận người nhập cư, đơn vị sử dụng lao động nhập cư cùng nhiều tổ chức hỗ trợ có sự chuẩn bị nhằm đối phó chiến dịch trục xuất mà Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump muốn thực hiện.
Quốc tế

Những ai đang nỗ lực chuẩn bị đối phó chiến dịch trục xuất người nhập cư của ông Trump?

Cẩm Bình 15:36 13/11/2024

CNN ghi nhận người nhập cư, đơn vị sử dụng lao động nhập cư cùng nhiều tổ chức hỗ trợ có sự chuẩn bị nhằm đối phó chiến dịch trục xuất mà Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump muốn thực hiện.

Theo nguồn thạo tin của CNN, đội ngũ dưới quyền Tổng thống Trump đang thảo luận hàng loạt phương án giam giữ và trục xuất người nhập cư, mà trọng tâm là người nhập cư không giấy tờ ở biên giới Mỹ - Mexico. Tuy nhiên, có lo ngại chiến dịch trục xuất có thể sớm lan rộng vào các cộng đồng dân cư nơi người nhập cư hợp pháp sinh sống.

2024-11-13-145502.png
Tổng thống Trump muốn triển khai chiến dịch trục xuất người nhập cư không giấy tờ - Ảnh: CBC

Liên đoàn Công dân Mỹ Latinh thống nhất (LULAC) - tổ chức dân quyền gốc Tây Ban Nha lâu đời nhất nước - hiện nỗ lực huy động tài chính lẫn luật sư để chống lại chiến dịch. Theo người điều hành liên đoàn Juan Proaño: “Các đợt trục xuất hàng loạt sẽ gây hại cho hàng triệu người bị Donald Trump nhắm đến, cho gia đình và cộng đồng của họ. Cha mẹ sắp bị tách khỏi con cái, doanh nghiệp cùng sinh kế bị phá hủy, cấu trúc quốc gia cùng nền kinh tế sắp bị tàn phá”.

Luật sư Lee Gelernt của Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump trong gần 1 năm, tập trung vào loạt chính sách khắc nghiệt tiềm tàng gồm cả nguy cơ dùng quân đội thực hiện trục xuất.

Người điều hành Trung tâm Công lý di dân quốc gia Mỹ (NIJC) Mary Meg McCarthy cũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc cung cấp đại diện pháp lý cho người nhập cư và người tị nạn, đấu tranh để giữ cho các gia đình được ở bên nhau, bảo vệ quyền được tị nạn đồng thời vận động chấm dứt tình trạng giam giữ tùy tiện, trục xuất bất công”.

Cesar Espinosa - nhân vật có uy tín trong cộng đồng dân cư gốc Tây Ban Nha tại thành phố Houston - cảm nhận rõ nỗi bất an từ nhiều người. Ông nhận vô số cuộc gọi cùng tin nhắn bày tỏ sự lo lắng từ khi Tổng thống Trump đắc cử tuần trước.

Một số trường hợp lo lắng là gia đình kết hợp giữa công dân Mỹ với người nhập cư không giấy tờ. Họ sợ rằng ai không phải công dân đều bị nhắm đến ngay lập tức.

Espinosa trấn an họ chiến dịch trục xuất quy mô lớn (đặc biệt là người không phải tội phạm) sẽ mất thời gian. Bản thân ông cũng còn hơn 2 năm nữa mới có thể nộp đơn xin nhập tịch.

“Thật không may khi rất nhiều người trong cộng đồng Latinh, có cả người nhập cư lại tin vào luận điệu chống người nhập cư”, ông Espinosa chia sẻ.

2024-11-13-145638.png
Người nhập cư là nguồn lao động lớn của Mỹ - Ảnh: Brookings Institution

Chủ quán ăn Sammy’s Mexican Grill Jorge Rivas, sống tại bang Arizona, ủng hộ Tổng thống rất mạnh mẽ. Dù sinh ra ở El Salvador và đến năm 17 tuổi mới được cấp quyền tị nạn, ông lại thấy cuộc sống hiện tại của mình ít liên quan đến người nhập cư cũng như loạt đối tượng đứng đầu danh sách bị trục xuất. Rivas tán thành trục xuất hàng trăm hoặc hàng nghìn người có tiền án, đồng thời tin tưởng dân thường tuân thủ pháp luật sẽ không bị ảnh hưởng.

Tại bang California, nơi nông dân phụ thuộc vào lao động nhập cư, xuất hiện tiếng nói kêu gọi cải cách quy định nhập cư để cho phép mọi người nhận việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo Chủ tịch Liên đoàn Nông trại California (CFB) Shannon Douglass: “Chúng ta phải tập trung giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động kinh niên của các nông trại cũng như giảm bớt rào cản việc làm”.

Tại thành phố New York, nơi tiếp nhận hàng nghìn người nhập cư và người tị nạn, mạng lưới cơ sở tôn giáo chuẩn bị cho viễn cảnh phải đứng ra đấu tranh chống lại chiến dịch trục xuất thay vì chỉ cung cấp thực phẩm và chỗ ở như hiện tại. Địa phương này có luật pháp bảo vệ người nhập cư không giấy tờ, tuy nhiên thị trưởng Eric Adams muốn quy định không áp dụng với trường hợp dính líu đến bạo lực.

Năm nay ghi nhận số người vượt biên trái phép qua biên giới phía bắc lẫn phía nam nước Mỹ ở mức thấp: tính theo tuần, trung bình là 1.700 người/ngày. Khu vực xảy ra nhiều vụ nhất là thành phố San Diego với 350 người vừa bị bắt hôm 12.11. Tháng 12 năm ngoái từng có thời điểm ghi nhận số người bị bắt ở biên giới phía nam vượt quá 10.000.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những ai đang nỗ lực chuẩn bị đối phó chiến dịch trục xuất người nhập cư của ông Trump?