Từ những viên kim cương khổng lồ cho đến những thanh kiếm được tranh trí công phu sẽ là những bảo vật vô giá không thể thiếu khi tân vương của nước Anh lên ngôi.

Những bảo vật Hoàng gia Anh được dùng trong lễ đăng quang của Vua Charles III

Đan Thùy (tổng hợp) | 05/05/2023, 11:00

Từ những viên kim cương khổng lồ cho đến những thanh kiếm được tranh trí công phu sẽ là những bảo vật vô giá không thể thiếu khi tân vương của nước Anh lên ngôi.

Theo thông báo của Điện Buckingham, Vua Charles III sẽ được trao vương miện tại Tu viện Westminster tại London (Anh) vào ngày 6.5 trong một buổi lễ tráng lệ với những truyền thống có từ 1.000 năm trước.

Cũng theo Điện Buckingham, lễ đăng quang của Vua Charles III sẽ có một số khác biệt so với nghi lễ của Nữ hoàng Elizabeth vào năm 1953. Điểm đáng chú ý nhất là quy mô và thời gian cử hành lễ đăng quang được thu gọn, dự kiến sẽ chỉ có khoảng 2.000 khách mời, con số được cho là khiêm tốn hơn rất nhiều so với dịp lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953 với 8.251 người tham dự. Vào dịp này, phần lớn bảo vật Hoàng gia Anh sẽ tạm rời khỏi Tháp London và lộ diện trước công chúng toàn cầu.

Cỗ xe ngựa Diamond Jubilee State Coach

Trong mọi lễ đăng quang từ thập niên 1830 tới nay, Hoàng gia Anh đều sử dụng chiếc xe Gold State Coach được chế tác từ năm 1760, với chiều dài 8,8m và trọng lượng lên tới 3.900kg.

Tuy có vẻ ngoài quyền quý, nội thất xe mang lại cảm giác thực sự bất tiện cho những người từng sử dụng. Vì lý do đó, trong lễ đăng quang, Vua Charles III sẽ sử dụng một chiếc xe hoàn toàn mới có tên Diamond Jubilee State Coach cho hành trình 2,1km đi từ cung điện Buckingham đến tu viện Websminter (hành trình trở lại cung điện Buckingham còn lại vẫn dùng chiếc xe Gold State Coach). 

anh-man-hinh-2023-05-05-luc-09.40.12.png

Vẻ ngoài xe Diamond Jubilee State Coach không quá lộng lẫy như chiếc xe cũ, nhưng trải nghiệm bên trong hoàn toàn khác.

Cỗ xe này có xuất xứ từ Úc khi sản xuất vào năm 2010 và chuyển tới Anh vào năm 2014 để sử dụng trong một số sự kiện trước đây. Chiều dài (5,5m) và trọng lượng (2.750kg) đều thấp hơn đáng kể so với chiếc xe tiền nhiệm. Bên dưới vẻ ngoài cổ điển, thực tế là khung gầm nhôm hiện đại hỗ trợ hệ thống treo thủy lực cùng hàng loạt trang bị điện tử như cửa sổ chỉnh điện hay hệ thống sưởi.

Ampulla và chiếc thìa đăng quang

Chrism hay dầu Thánh được Tổng giám mục Canterbury xức cho nhà vua trong lễ đăng cơ được đựng trong chiếc bình hình đại bàng, gọi là ampulla. Có một lỗ nhỏ ở mỏ chim để đổ dầu vào thìa đăng cơ.

Món đồ này do thợ kim hoàn hoàng gia Robert Vyner tạo ra vào năm 1661. Theo truyền thuyết, nó được lấy cảm hứng từ một giấc mơ. Trong đó, Đức Mẹ đồng trinh Maria hiển linh trước Thomas Becket, Tổng giám mục Canterbury từ năm 1162 cho đến năm 1170, và trao cho ông một chiếc bình hình con đại bàng và lọ dầu để làm lễ đăng cơ. Trên thực tế, nhiều khả năng ampulla được dựa trên con tàu thời trung cổ của Pháp, có hình đại bàng.

anh-man-hinh-2023-05-05-luc-09.41.19.png

Thìa đăng quang là đồ vật lâu đời nhất trong bộ sưu tập, có niên đại từ thế kỷ 12. Nó được liệt kê trong danh sách bảo vật của Hoàng gia Anh vào năm 1349 nhưng thiết kế có niên đại sớm hơn thế nhiều, có thể là thời Henry II hoặc Richard I.

Trong lễ đăng quang, dầu Thánh được đổ vào thìa, sau đó Tổng giám mục Canterbury sẽ nhúng ngón tay vào trước khi xức cho vua.

Gươm lễ vật 

Gươm lễ vật  được làm vào năm 1820 cho Vua George IV, trang trí lộng lẫy bằng kim cương, hồng ngọc và ngọc lục bảo - sẽ được tổng giám mục ban phước trước khi đặt vào tay quốc vương. Điều này tượng trưng rằng nó nên được sử dụng để bảo vệ điều thiện và trừng phạt cái ác. Thanh gươm sau đó được nhà vua đặt trên bệ thờ.

anh-man-hinh-2023-05-05-luc-09.42.18.png

Quả cầu Soverreign

Quả cầu Sovereign (1661) rỗng và làm bằng vàng, được chia thành ba phần, đại diện cho ba lục địa được biết đến trong thời trung cổ. Nó được nạm 365 viên kim cương, 18 viên hồng ngọc, 9 viên ngọc lục bảo và 9 viên ngọc bích, nhiều trong số đó là đá quý nguyên bản. Viên ngọc quý nhất là viên thạch anh tím. Tượng trưng cho quyền lực Cơ Đốc giáo, nó được đặt vào tay phải của quốc vương và được chuyển đến bệ thờ cao trước thời điểm đăng quang.

anh-man-hinh-2023-05-05-luc-09.43.03.png

Quyền trượng Sovereign

Quyền trượng Sovereign đầu thánh giá cũng là một bảo vật quan trọng trong lễ đăng quang. Viên đá gắn ở đầu quyền trượng là Star of Africa (Ngôi sao châu Phi) - viên kim cương đã cắt gọt lớn nhất thế giới. Quyền trượng được làm năm 1661, sau đó được thiết kế lại để phù hợp với viên kim cương 530 carat vào năm 1910. Quyền trượng đại diện cho quyền lực trần thế của quân vương và sự trị vì anh minh.

anh-man-hinh-2023-05-05-luc-09.43.57.png

Vương miện St Edwward

Vương miện St Edward, được đặt theo tên Vua Edward Người Tuyên xưng Đức tin ("Edward the Confessor"), nặng gần 2,28 kg, sẽ được đội lên cho quân vương trong lễ đăng quang. Nó được chế tác cho Vua Charles II vào năm 1661 để thay thế cho chiếc vương miện thời trung cổ đã bị phá hủy.

anh-man-hinh-2023-05-05-luc-09.47.03.png

Vương miện làm từ vàng nguyên khối, đính 444 viên đá quý, bao gồm hồng ngọc, thạch anh tím và ngọc bích. Thiết kế hai vòm đơn giản, có thêm quả cầu và cây thánh giá trên đỉnh. Vương miện cao 30cm và nặng 2,23 g.

Các vị quân chủ nước Anh chỉ được đội Vương miện Thánh Edward vào thời khắc đăng cơ. Sau khi kết thúc buổi lễ, nó được trả lại Jewel House (Nhà Ngọc) tại Tháp London.

Ghế đăng quang 

Ngai vàng lịch sử hay còn được gọi là ghế của Vua Edward được làm vào năm 1300-1301 là trung tâm của các lễ đăng quang trong hơn 700 năm qua. Trước chiếc ghế là Viên đá Định mệnh được chuyển từ Lâu đài Edinburgh đến Tu viện Westminster.

anh-man-hinh-2023-05-05-luc-09.50.03.png
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những bảo vật Hoàng gia Anh được dùng trong lễ đăng quang của Vua Charles III