“Khu này mộ ông Trịnh Công Sơn là độc nhất. Mộ ai cũng xây vun cao lên còn mộ ông thì xây phẳng sát dưới đất. Chúng tôi vào xem mộ hoài mà không phân biệt chính xác được chỗ nào là chỗ đặt thi hài”, một người dân sống gần khu nghĩa trang cho biết.

Những chuyện kỳ lạ và độc đáo về ngôi mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Một Thế Giới | 29/04/2015, 19:00

“Khu này mộ ông Trịnh Công Sơn là độc nhất. Mộ ai cũng xây vun cao lên còn mộ ông thì xây phẳng sát dưới đất. Chúng tôi vào xem mộ hoài mà không phân biệt chính xác được chỗ nào là chỗ đặt thi hài”, một người dân sống gần khu nghĩa trang cho biết.

Fanhâm mộ” cuồng nhiệt hát giữa đêm

Nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức, TP.HCM là nơi chôn cất hàng ngàn người. Ban đêm vùng này thường rất tĩnh lặng. Thế nhưng tối 1/4 vừa qua, ai có việc đi qua khu vực nghĩa trang này đều rợn tóc gáy khi nghe tiếng đàn hát tỉ tê phát ra từ một ngôi mộ nằm khuất trong khuôn viên chùa Quảng Bình. Đến khoảng 23 giờ đêm tiếng đàn hát vẫn còn và dường như càng lúc càng da diết, nghẹn ngào hơn. Nơi diễn ra cảnh lạ lùng ấy là mộ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Và những người vừa uống rượu vừa hát say sưa giữa mộ phần kia là những “fan hâm mộ” cuồng nhiệt nhất của Trịnh Công Sơn. Trong số này có ông Nguyễn Văn Trọng, 57 tuổi, một giáo viên về hưu sống tại TP. Biên Hòa. Ông Trọng cho biết gần như năm nào ngày 1/4 (ngày Trịnh Công Sơn ra đi) ông cũng đều chạy xe máy từ Biên Hòa tới thăm mộ Trịnh và uống rượu, đàn hát từ sáng đến khuya mới ra về. “Tôi yêu nhạc Trịnh quá. Yêu con người Trịnh quá. Vì vậy ngày 1/4 mà không thăm mộ ông thì tôi không chịu được”, ông Trọng nói. Ông Trọng kể, tối 1/4 ông và khoảng 10 người khác ngồi uống rượu, hát cho Trịnh Công Sơn đang nằm dưới mộ nghe đến khoảng 0 giờ mới nghỉ.

Bà Nguyễn Thị Hiền, 60 tuổi, phụ trách việc chăm sóc mộ phần của Trịnh Công Sơn kể: “Nhiều năm nay, mấy người mê nhạc Trịnh đến đây ngồi uống rượu hát thâu đêm mà không chịu về. Có nhiều ông hát khản cả cổ, uống rượu say bí tỉ rồi ngủ lại mộ luôn sáng mai mới lục đục về”. Gần sát mộ Trịnh Công Sơn là mộ của mẹ ông. Bà Hiền kể sinh thời, ông hay ghé mộ mẹ ngồi hàng giờ. Có khi bà Hiền còn thấy Trịnh Công Sơn uống rượu bên mộ mẹ. Anh Hoàn, một người kinh doanh tự do, tâm sự khi ghé thăm mộ Trịnh Công Sơn: “Ngày xưa vì quá thương mẹ mà Trịnh uống rượu bên mộ mẹ. Bây giờ vì quá thương ông, yêu ông mà người ta kéo nhau về đây uống rượu bên mộ ông”.

Một người dân sống gần nghĩa trang đánh giá: “Khu này mộ ông Trịnh Công Sơn là độc nhất. Mộ ai cũng xây vun cao lên còn mộ ổng thì xây phẳng sát dưới đất. Chúng tôi vào xem mộ hoài mà không phân biệt chính xác được chỗ nào là chỗ đặt thi hài”.

Theo quan sát của chúng tôi, khuôn viên mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rộng khoảng 50 mét vuông. Ngôi mộ này có nhiều cỏ cây tạo cảm giác mát mắt. Mộ được xây khá đơn giản bằng những phiến đá màu đen, đặt nằm ngang sát mặt đất. Điểm nhấn của cả khu mộ là khối đá tạc chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một người đến thăm mộ Trịnh Công Sơn nói: “Ngôi mộ Trịnh Công Sơn thiết kế đơn giản nhưng thoáng đẹp. Có một điều tôi không hiểu là vì sao mộ được xây bằng chứ không vun cao như mộ thường. Thực tình lần đầu vào thăm mộ tôi không biết nên đi qua đi lại vô tình giẫm chân lên huyệt mộ”.

Xây mộ bằng phẳng để hứng lc trời

Vừa qua, khi đến mộ Trịnh Công Sơn, chúng tôi đã gặp được ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái ruột của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bà Trinh đã lý giải với cho chúng tôi lý do gia đình xây mộ Trịnh Công Sơn bằng phẳng chứ không vun cao. Bà Trinh kể khi Trịnh Công Sơn ra đi, rất nhiều kiến trúc sư giỏi đã tình nguyện thiết kế ngôi mộ cho Trịnh Công Sơn. Các bản vẽ mà các kiến trúc sư đưa ra đều rất đẹp tuy nhiên gia đình thấy không hợp với nhạc sĩ quá cố.
Nhung chuyen ky la va doc dao ve ngoi mo cua nhac si Trinh Cong Son-hinh-anh-1
 Ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái ruột của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Bà Trinh nói: “Lúc đó gia đình rất bối rối vì sắp tới 49 ngày, theo phong tục của Việt Nam là mở cửa mả mà chưa biết mộ anh Sơn làm như thế nào. Thế rồi điều kỳ diệu đã xảy ra”. Rồi bà kể cụ thể hơn, một đêm gần đến ngày mở cửa mả thì người em út trong gia đình Trịnh Công Sơn nghe được tiếng rột roạt phát ra từ phòng Trịnh Công Sơn. Người trong gia đình nghĩ âm thanh đó là chuột quậy phá. Tuy nhiên, khi người nhà bật đèn điện lên tìm thì không thấy chuột đâu. Khi người nhà tắt điện định ngủ thì âm thanh rột roạt lại phát ra. Đêm đó người nhà Trịnh Công Sơn không ngủ được. Trong lúc quyết “tìm chuột” thì gia đình Trịnh Công Sơn lại tìm được một nhạc phẩm chưa công bố của ông, đó là bài: “Mái nhà”.

Bà Trinh tâm sự: “Đêm đó giống như anh Sơn xui khiến em út mở chồng sách vở trong phòng của ảnh và phát hiện ra một bài nhạc chưa từng được biết đến của anh Sơn là “Mái nhà”. Nội dung bài viết ý nói về khi sống thì chúng ta có nhà, khi chết thì có cái mồ. Bài đó đã cho anh em chúng tôi có ý tưởng làm ngôi mộ anh Sơn như ngày hôm nay”. Theo bà Trinh, ngôi mộ này phù hợp với ý muốn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. “Anh Sơn muốn khi mình mất đi thì nằm xuống liền và ngang với mặt đất. Anh Sơn tâm niệm lộc trời cho khi nào cũng rơi vào vùng đất thấp”, bà Trinh nói. Về việc ngôi mộ trồng nhiều cỏ cây, bà Trinh lý giải: “Trời sinh ra tính anh Sơn rất gần gũi với sông nước trời đất, gần gũi với tất cả mọi người”.

Bà Trịnh Vĩnh Trinh cho biết thêm vì quan niệm lộc trời chỉ rơi vào vùng đất thấp nên khi mẹ mất, Trịnh Công Sơn cũng xây mộ bằng cho mẹ. “Tuy nhiên sau này nhiều người không biết cứ bước lên mộ phần của mẹ. Chúng tôi thấy xót cho mẹ quá nên mới xây ngôi mộ thành hình con cá”, bà Trinh cho hay. Bà Trinh cũng tiết lộ lý do xây mộ mẹ hình con cá vì mẹ bà thương Trịnh Công Sơn nhất trong những đứa con, mà Trịnh Công Sơn tuổi con cá (cách coi tuổi của nước Pháp).

Chia sẻ về chuyện xây mộ bằng để “hứng được lộc trời”, ông Nguyễn Trung Trực, chồng của nữ ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, kể: “Có năm còn một tháng nữa là tổ chức những đêm nhạc Trịnh miễn phí rồi nhưng chúng tôi không có tiền. Cứ mỗi lần khó khăn như vậy chúng tôi đến mộ khấn xin thì đều được anh Sơn giúp và chúng tôi tìm được tài trợ”. Được biết việc tìm tài trợ cho những đêm nhạc Trịnh Công Sơn không phải dễ vì gia đình Trịnh Công Sơn chủ ý không thương mại hóa chương trình. Vì vậy đơn vị tài trợ không được trưng bảng hiệu, logo của mình lên sân khấu.

Ông Trực còn kể thêm về “sự linh thiêng” của Trịnh Công Sơn. Năm trước gia đình bí đề tài, chủ đề cho đêm nhạc Trịnh. Vìmỗi năm, tên chương trình, chủ đề phải khác nhau chứ không thể làm mãi những chủ đề như tình yêu, thân phận. Ban cố vấn của chương trình gồm những nhà báo, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc cũng bí. Thế rồi một người trong ban cố vấn khấn vái Trịnh Công Sơn và người đó trong lúc lật những tác phẩm của cố nhạc sĩ xem thì tình cờ gặp bài “Dựng lại người, dựng lại nhà”. Theo ông Trực, năm ngoái trong bối cảnh kinh tế khó khăn, biển Đông gặp sự cố thì chủ đề này rất hợp. Đặc biệt trong bài hát ấy có câu: “Những sớm mai Việt Nam”, câu này cho thấy niềm tin về một tương lai tươi sáng cho nước Việt. “Anh Sơn rất linh thiêng, các bạn khó khăn cứ tới mộ ảnh khấn, có khi ước nguyện sẽ đạt được”, ông Trực chia sẻ.
Nhung chuyen ky la va doc dao ve ngoi mo cua nhac si Trinh Cong Son-hinh-anh-2
Ông Nguyễn Trung Trực (áo sọc tím), chồng của nữ ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, 

Gửi vé tặng những người viếng mộ

Bắt đầu từ ngày 2/5 ,4 đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ diễn ra lần lượt tại TP.HCM, Bạc Liêu, Hà Nội, Huế. Những năm trước để có xuất vé vào xem chương trình rất nhiều người hâm mộ phải xếp hàng nhiều giờ. Ngày ¼ vừa qua, khi đến thăm mộ anh mình, chứng kiến tình cảm của người hâm mộ, nữ ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh đã nhờ một số bạn thanh niên ghi lại số điện thoại của người hâm mộ đi viếng mộ. Dự kiến khi vé chương trình được phát hành thì đại diện gia đình Trịnh Công Sơn sẽ liên hệ qua điện thoại và tặng vé sớm cho những người hâm mộ này.

TheoTuổi Trẻ & Đời Sống

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những chuyện kỳ lạ và độc đáo về ngôi mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn