Kết quả hoạt động KHCN đã đóng góp vào thành tích hoàn thành vượt mức chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) là 9,4%. Trong lĩnh vực dịch vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 được đẩy mạnh. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế, đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay.

Những đóng góp to lớn của KH&CN trong phát triển đất nước

Thu Anh | 09/01/2018, 20:01

Kết quả hoạt động KHCN đã đóng góp vào thành tích hoàn thành vượt mức chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) là 9,4%. Trong lĩnh vực dịch vụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 được đẩy mạnh. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế, đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay.

Ngày 9.1, Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động KHCN năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 tại Hà Nội.

Nhiều hoạt động sôi nổi

Theo thông tin từBộ KH&CN, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, trong năm 2017, Bộ KH&CN đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp với mục tiêu đưa KH&CN phục vụ trực tiếp cho phát triển các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, ngành KH&CN cũng hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm chủ lực, trọng điểm quốc gia theo chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường kinh doanhcủa doanh nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; cải thiện Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII); tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0.

Theo Thứ trưởng, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, KHCN và đổi mới sáng tạo đã có những đóng góp thiết thực để thúc đẩy phát triển đất nước trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc. Nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được ứng dụng hiệu quả vào việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh.

“KH&CN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Năng suất một số vật nuôi, cây trồng đạt cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới: Lúa đứng đầu ASEAN; cá tra, hồ tiêu đứng đầu thế giới; cà phê, cao su đứng thứ 2 thế giới…”, Thứ trưởng Phạm Công Tạc thông tin.

Đặc biệt, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế, đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay. Cũng theo báo cáo, năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đã phát triển rộng khắp với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm; 30 cơ sở ươm tạo; 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng nhanh so với 3.000 doanh nghiệp, gần gấp đôi số lượng năm 2015. Số lượng và giá trị các thương vụ đầu tư đã tăng đáng kể.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Bộ KH&CN

Tiếp tục bám sát yêu cầu của Thủ tướng

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 4 trụ cột chính cần đổi mới, 3 đột phá và 5 lưu ý mà Bộ cần tập trung trong thời gian tới.

Cụ thể, với 4 trụ cột chính cần đổi mới, Thủ tướng chỉ rõ, thứ nhất, KH&CN phải góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, nhất là những mô hình hiện có năng suất thấp trong sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, thúc đẩy ĐMST mạnh mẽ hơn nữa. Thứ ba, tập trung phục vụ doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới công nghệ. Thứ tư, KH&CN phải góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

3 đột phá cần tập trung gồm: Thứ nhất, đột phá về thể chế, chính sách, cần xóa bỏ tư duy hành chính hóa, quy hoạch hóa KH&CN và tư duy thành lập mới tổ chức KH&CN phải theo quy hoạch… Thứ hai, đổi mới về phương thức đầu tư, cơ chế đặt hàng cho KH&CN. Thứ ba, cần tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ hoặc nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng mà Việt Nam đang cần.

5 lưu ý mà Bộ cần tập trung bao gồm: Chủ động phát triển cơ sở hạ tầng KH&CN theo hướng hiện đại, đồng bộ, trong đó có các khu công nghệ cao phải làm thành công trong năm 2018 và các năm tiếp theo để bắt nhịp cuộc CMCN 4.0. Quan tâm triển khai vùng kinh tế trọng điểm dựa vào KH&CN, đặc biệt các vùng có lợi thế phát triển các sản phẩm nông nghiệp. KH&CN phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế và thích ứng với nền kinh tế trí thức của thế giới. Bảo đảm tính bền vững trong hoạch định phát triển KH&CN, lộ trình, bước đi, giao trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương rõ hơn các nhiệm vụ cụ thể về KH&CN. Phẩm chất đạo đức của cán bộ KH&CN, cần xây dựng Bộ KH&CN, các đơn vị, tổ chức KH&CN thuộc Bộ KH&CN khỏe mạnh cả tư chất, thể chất cũng như phẩm chất.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định, năm 2018 Bộ KH&CN sẽ tiếp tục bám sát 4 trụ cột, 3 đột phá và 5 lưu ý của Thủ tướng và đưa các nội dung này vào kế hoạch hành động của Bộ trong năm 2018.

Thu Anh
Bài liên quan
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7.12.2024 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí, nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống con người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những đóng góp to lớn của KH&CN trong phát triển đất nước