Nhạc hiệu căng thẳng, bí ẩn đến nín thở, một quý ông quyến rũ trong bộ cánh lịch thiệp và khẩu Walther PPK, ly vodka trong tay chỉ có thể là chàng điệp viên 007. James Bond, là một trong những thương hiệu đắt khách nhất của nền công nghiệp "chế tạo" người hùng dòng phim hành động trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Những khúc nhạc cho một James Bond hào hoa

25/05/2017, 07:35

Nhạc hiệu căng thẳng, bí ẩn đến nín thở, một quý ông quyến rũ trong bộ cánh lịch thiệp và khẩu Walther PPK, ly vodka trong tay chỉ có thể là chàng điệp viên 007. James Bond, là một trong những thương hiệu đắt khách nhất của nền công nghiệp "chế tạo" người hùng dòng phim hành động trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Từ trước đến nay, những bộ phim về chàng điệp viên này do hãng EON sản xuất đã tích lũy khá lớn siêu phẩm âm nhạc đạt chuẩn mực cao, nó (đó) cũng là yếu tố quyết định sự sống còn cho một hình ảnh James Bond mạnh mẽ, uy quyền nhưng dịu dàng, cuốn hút. Hẳn nhiên phải nhắc đến James Bonds Theme, một khúc nhạc không lời, luôn xuất hiện trong cảnh gun barrel là giai điệu chính trong mỗi tập phim.

Khi hạ bút viết phần nhạc bất hủ này, cha đẻ của nhạc phẩm, Monty Norman không nghĩ sẽ trở nên nổi danh như John Williams (với phim Indiana Jones), Lalo Shiffrin (Mission: impossible) hay Henry Mancini (The Pink Panther). Và chuyện sẽ ít được nhắc đến hơn nếu như không có bàn tay phù thủy của John Barry, người phối khí dàn nhạc và thực hiện bản James Bonds Theme. Đó là những câu điệp khúc hấp dẫn, trượt theo màu rock và dàn nhạc swing, nổi trội qua những âm sắc sáng chói từ bộ kèn đồng.

Một cảnh trong phim "Điệp viên 007"

Nguồn gốc của giai điệu này nằm trong bài hát mang tên Nightmare, do Artie Shaw sáng tác năm 1938, sau được Monty Norman sử dụng đưa vào vở nhạc kịch The House For Mr. Biswas và đặt tên là Good Sign. Trong tập phim đầu tiên của James Bond, Mr.No, một lần nữa những âm giai cơ bản của ca khúc được Norman chiết gọt, cộng với sự phù phép của John Barry, bản nhạc đã trở thành khúc nhạc chủ đề được biết đến nhiều nhất của mọi thời đại.

Tuy nhiên một số rắc rối về kiện tụng bản quyền xảy ra sau đó. Monty Norman đã sao chép bản Nighmare của Artie Shaw mà không hề trả số tiền nào cho tác giả. Vụ kiện kết thúc bằng việc ông phải mất một khoản tiền phạt là 45.000 đô la cho Artie Shaw vào năm 1962, sau lần trình chiếu đầu tiên của bộ phim James Bond.

Bậc thầy John Barry

Có thể James Bond sẽ không đi vào huyền thoại như hôm nay nếu như không có John Barry, nhà soạn nhạc bậc thầy đã thổi hồn vào những thước phim tuyệt đẹp giống như những nét nhạc của ông: phóng túng, lãng mạn và đượm nhẹ phong vị jazz. Ông đã đảm trách phần âm nhạc cho 11 tập phim James Bond. Trong đó những bản cuối cùng của ông viết cho The Living Daylights (1987) được xem là một trong những kiệt tác nghệ thuật đáng ghi nhớ.

Bắt đầu từ tập phim From Russia With Love (1963), do cảm thấy James Bond Theme chỉ đại diện cho riêng chàng điệp viên chứ không bao quát toàn bộ những pha hành động trong phim, vậy nên John Barry đã sáng tác khúc nhạc chủ đề khác mang tên 007. Ông nói "Đó là thứ âm nhạc mỏng hơn, nhẹ hơn (…) nhưng nó cũng toát ra một năng lượng mạnh mẽ. Cho nên tôi đã viết những nốt nhạc mở đầu xinh đẹp này trong 16 ô nhịp, cũng giống như cho thể loại phiêu lưu, tôi dùng kèn trompette, kèn cor, và nhạc đệm chơi lối staccato (ngắt nốt)"

Trong suốt một phần tư thế kỉ, âm nhạc của Barry đã cùng đi một quãng đường thật sự đa màu, đa vị với chàng điệp viên quyến rũ nhất của "Nữ Hoàng". Chúng là những đợt sóng phủ dày âm sắc của bộ đồng trong thập niên 60, là sự thư thả giữa những năm 1970, và màu vị chín muồi trong những năm sau đó. Cái mà ông hướng tới là tạo nên một không gian âm nhạc mà lối đi của chúng dựa vào phong cách của bộ phim, bằng cách thiết kế một băng nhạc nền tương ứng, thay vì tìm kiếm một hiệu ứng âm thanh tức thì.

John Barry đã để lại tầm ảnh hưởng lớn với David Arnold, người tiếp tục sự nghiệp nhạc phim James Bond sau đó (khoảng 1997 đến 2008), hay nói cách khác Arnold là kẻ thừa kế tuyệt đối. Trong những tập phim mà David Arnold đảm trách, ông luôn giữ lại âm hình chính của James Bond Theme, còn gọi là "nhạc tố treo" gồm bốn nốt nhạc đi xuống, được lặp đi lặp lại, dễ dàng nhận biết bởi nốt láy rền của piano, dàn dây, kèn cor và trống nhỏ. Cái tài ở chỗ John Barry đã tạc cho James Bond một dáng vẻ, một cá tính bằng âm thanh mà như David Arnold từng khẳng định "James Bond sẽ kém hào hoa và hấp dẫn hơn hẳn nêu như John Barry không đụng tay vào"

Diva và những ca khúc kinh điển

Và hiển nhiên, chàng điệp viên 007 đó cũng sở hữu một bộ sưu tập các ca khúc tuyệt vời nhất, được thể hiện bởi dàn diva có đẳng cấp. Từ Louis Armstrong tới Madonna, từ Tina Turner qua Paul McCartney, Nancy Sinatra hay Shirley Bassey… Đặc biệt Shirley Bassey là ca sĩ thể hiện đến ba tác phẩm Goldfinger, Moonraker và Diamonds Are Forever trong sê ri James Bond. Có ca khúc thắng lớn ở lễ trao giải Oscar như ca sĩ Adele cho ca khúc Skyfall.

Và gần đây nhất là Writing s On The Wall, của ca sĩ Sam Smith trong tập phim mang tên Spectre. Trước khi bước lên bục Oscar, anh đã hứng nhận nhiều lời khen chê từ giới truyền thông rằng: thì ca khúc này vẫn chung thủy với phong cách của James Bond "Tất cả những quy tắc âm nhạc của phim được tôn trọng như: một vài nốt piano, những đoạn bay bổng của violon cho giọng điệu kịch tính vốn có… và một sự trình diễn rất đặc biệt". Nhưng cũng có người đánh giá rằng ca khúc này không đủ mạnh mẽ như Skyfall của Adel và khó đạt ngưỡng kinh điển như những tác phẩm trước đây của James Bond.

Tuy nhiên, âm nhạc của Sam Smith lại một lần nữa đưa chàng điệp viên 007 khả ái và quyền lực ấy lên bục danh dự Oscar cho bản nhạc phim hay nhất. Đúng như hãng phim Eon đã từng tuyên bố "Jimmy Napes và Sam Smith đã viết một ca khúc mà nó thật sự là hơi thở của Spectre. Và với phần phô diễn chất giọng tuyệt hảo của Sam, ca khúc Writing s On The Wall sẽ chắc chắn được xem là một trong những bản nhạc đẹp nhất của James Bond "

Theo Hoài Dịu/RFI

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
14 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những khúc nhạc cho một James Bond hào hoa